Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm và kiểm tra tình hình đầu tư cơ sở vật chất ngành GD-ĐT tại huyện Lạc Thủy.
(HBĐT) - Trong nhiệm kỳ 2004 - 2011, cùng với bối cảnh chung của cả nước, tỉnh ta đã trải qua nhiều biến động về KT-XH, thuận lợi xen lẫn những khó khăn, thách thức, nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tỉnh Hoà Bình đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực KT-VH-XH, QP-AN được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.
Trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh đạt mức khá, từ 8,52% năm 2004, lên 12,5% năm 2010. GDP bình quân đầu người năm 2004 đạt 3,6 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 13,4 triệu đồng. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2010 đạt 1.315 tỷ đồng, gấp 4 lần so với năm 2004, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 14%.
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển quan trọng. Tỉnh ta đã đẩy mạnh quy hoạch và triển khai các khu, cụm CN và công tác xúc tiến đầu tư. Tăng cường hỗ trợ các DN tháo gỡ khó khăn, khôi phục và phát triển sản xuất sau thời kỳ suy giảm kinh tế. Hiện đã có 8 KCN và 16 cụm CN thuộc các huyện, thành phố. Đến cuối năm 2010, các KCN của tỉnh có 46 dự án đầu tư, trong đó có 8 dự án nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 3.772 tỷ đồng và 66,15 triệu USD. Hiện, có 26 dự án đã hoạt động SX-KD, giải quyết việc làm cho gần 4.000 lao động.
Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ; ứng dụng các tiến bộ KH-CN vào sản xuất. Bước đầu đã xuất hiện nhiều cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao và vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng, hình thành một số cơ sở chăn nuôi theo quy trình công nghiệp, mô hình trang trại áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến. Nuôi trồng thủy sản có bước tăng trưởng khá. Triển khai tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới rừng. CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn tiếp tục phát triển; khôi phục và phát triển nhiều nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư xây dựng. Bộ mặt nông thôn có những đổi mới, đời sống nhân dân nhiều vùng được cải thiện đáng kể.
Các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng tiếp tục phát triển. Các ngành dịch vụ tăng từ 5,7% năm 2004 lên 12% năm 2010, nhiều hệ thống các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại được hình thành, đi vào hoạt động. Hạ tầng du lịch tiếp tục được đầu tư xây dựng; lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến tỉnh ngày càng tăng; doanh thu du lịch năm 2010 đạt 300 tỷ đồng. Các dịch vụ vận tải phát triển mạnh. Dịch vụ viễn thông phát triển nhanh và hiệu quả. Hoạt động ngân hàng có nhiều tiến bộ, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và cho vay, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.
Kết cấu hạ tầng KT-XH tiếp tục được đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả. Các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, cơ sở y tế, văn hoá... được đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng, bộ mặt đô thị, nông thôn trong tỉnh đã có thay đổi rõ rệt. Đến cuối năm 2010, toàn tỉnh đã hoàn thành 948 km đường bê tông xi măng, 96,61% số hộ được sử dụng điện. Công tác quy hoạch, xây dựng các thị trấn, thị tứ tại các huyện trong tỉnh đang tiếp tục được triển khai. Hệ thống thủy lợi được củng cố, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho trên 80% diện tích gieo trồng. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 80%. Cơ sở vật chất của hệ thống giáo dục, y tế trong tỉnh ngày càng được nâng cao, góp phần nâng cao hiệu quả sự nghiệp GD-ĐT và công tác CSSK nhân dân. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 101/210 trạm y tế xã, phường, thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia.
VH-XH phát triển toàn diện, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, đời sống tinh thần nhân dân có nhiều thay đổi tích cực, trên 80% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Công tác bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa truyền thống đồng bào các dân tộc trên địa bàn được quan tâm thường xuyên. Công tác báo chí, PT-TH ngày càng phát triển. Cơ sở vật chất TD-TT đã được quan tâm đầu tư, hoạt động TD-TT được duy trì và phát triển rộng khắp.
Lĩnh vực GD&ĐT có nhiều bước tiến mới. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt cao trên 99%; duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở và củng cố kết quả chống tái mù chữ. Công tác giáo dục dân tộc được đặc biệt quan tâm. Nhiều học sinh dân tộc thiểu số đạt học sinh giỏi các cấp, học sinh giỏi quốc gia. Tỉnh ta liên tục nhiều năm liền xếp vị trí tốp đầu trong các kỳ thi học sinh giỏi khu vực và toàn quốc. Các trường cao đẳng, trung cấp và một số cơ sở dạy nghề, đào tạo ngoài công lập đào tạo nhiều ngành nghề, giải quyết nhu cầu học nghề cho người dân. Đến cuối năm 2010, toàn tỉnh đã có 111 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 15,6%. Công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, không để bùng phát những dịch bệnh lớn. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2006- 2010. Lĩnh vực KH&CN được ứng dụng hiệu quả, góp phần nâng cao công nghệ, chất lượng và giá trị sản phẩm, nhất là lĩnh vực nông, lâm nghiệp, giáo dục, y tế.
Về giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành địa phương đã chú trọng đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động nơi bị thu hồi đất phục vụ các công trình, dự án. Việc lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói - giảm nghèo với các chương trình, dự án đầu tư đã góp phần cải thiện và từng bước nâng cao mức sống nhân dân tại các xã nghèo.
Đổi mới công tác xây dựng chính quyền và cải cách hành chính, tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng nền hành chính minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả, góp phần tích cực trong việc giảm thủ tục, giảm chi phí, giảm phiền hà và tăng thuận lợi, tăng niềm tin và tăng chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Công tác CCHC được tiến hành đồng bộ, sát với các nội dung chương trình tổng thể CCHC Nhà nước. Bộ máy hành chính được tổ chức khoa học, gọn nhẹ hơn theo hướng đa ngành nhưng vẫn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước được nâng cao; chế độ công khai, minh bạch được duy trì. Công tác ban hành văn bản tiếp tục được đổi mới về chất lượng; nhiều quy trình, thủ tục hành chính được đơn giản, công khai, tạo thuận lợi cho tổ chức và cá nhân. Việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO và tin học hoá các cơ quan hành chính có bước đi vững chắc. Từ đó, góp phần thúc đẩy các hoạt động đầu tư, kinh doanh, tăng thu ngân sách, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, ổn định ANTT. Cùng với đó đã thực hiện tốt việc tuyển dụng CCVC; tiếp tục đầu tư cho đào tạo nâng cao trình độ và tăng cường kỷ cương hành chính, góp phần nâng cao chất lượng, thái độ, ý thức phục vụ của đội ngũ CBCC.
Công tác bảo đảm ANCT-TTATXH thường xuyên được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/T.ư của Bộ Chính trị khoá VIII về chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. Chất lượng xây dựng khu vực phòng thủ được nâng lên, kết hợp tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH với củng cố QP-AN. Tổ chức hoạt động diễn tập phòng thủ đạt kết quả tốt. LLVT tỉnh thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo TTATXH, không để xảy ra các “điểm nóng” . Các khu vực trọng yếu vùng CT 229 đều được bảo đảm an toàn. Hàng năm, hoàn thành có chất lượng công tác tuyển quân, huấn luyện, diễn tập.
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, trong nhiệm kỳ 2004 - 2011, KT-XH của tỉnh đã đạt được những kết quả rất tích cực, tạo tiền đề và động lực mạnh mẽ cho phát triển KT-XH các giai đoạn tiếp theo. Đó là kết quả từ sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; bên cạnh đó là sự ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, ngành T.ư, các tổ chức trong nước và quốc tế... đã góp phần đưa KT-XH của tỉnh ngày càng phát triển nhanh và bền vững.
( UVTƯ Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh)
(HBĐT) - Chiều 17/3, tại phòng họp 102, văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Tiểu ban công tác bảo đảm AN-TTAT xã hội (UBBC tỉnh) đã chủ trì phiên họp bàn, phân công nhiệm vụ và chỉ đạo một số nội dung về công tác bảo đảm ANTT bầu cử đại biểu QH khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo sở, ban, ngành là thành viên Tiểu ban đại diện UBBC các huyện, thành phố, Tiểu ban tuyên truyền và Tiểu ban công tác giải quyết KN-TC.
(HBĐT) - Theo công văn số 594/UBTVQH 12, ngày 9/3/2011 của Uỷ ban Thường vụ QH “Về danh sách các đơn vị bầu cử, số đại biểu QH được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử”, ngày 9/3/2011, ủy ban Thường vụ QH đã ban hành Nghị quyết số 1045/NQ-UBTVQH12 công bố số đơn vị bầu cử, số đại biểu QH được bầu, danh sách các đơn vị bầu cử và số đại biểu QH được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(HBĐT) - Sáng 15/3, đoàn công tác của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc hội và Hội đồng Bầu cử (UBTVQH và HĐBC) Trung ương do đồng chí Nguyễn Văn Quynh, UVTU Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức TW, Uỷ viên HĐBC Trung ương làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát, kiểm tra công tác bầu cử đại biểu QH khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2011-2016 tại tỉnh ta. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí Phó Chủ tịch, Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, Uỷ ban QP&AN của QH và Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng QH).
(HBĐT) - Ngày 25-2, Ban Tuyên giáo T.Ư ban hành Hướng dẫn số 01/BTGT.Ư về "Tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016". Hướng dẫn nêu rõ mục đích, yêu cầu:
(HBĐT) - Ngày 24/2 vừa qua, Chính phủ đã khẩn cấp triệu tập hội nghị trực tuyến với các Bộ, ngành, địa phương về triển khai Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đây được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của đất nước trong năm 2011.
(HBĐT)- Ngày 14/2/2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 05-CT/TU về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Nội dung như sau: