(HBĐT) - "Khi gặp chúng tôi, Bác đang bị ho, người hơi gầy nhưng tiếng nói rất trầm ầm, dõng dạc. Bác mệt và bận nhiều việc nhưng vẫn ân cần bắt tay từng người, động viên thăm hỏi, căn dặn. Bác đã lên tầng 2 làm việc, nhưng khi chúng tôi đề xuất thì vẫn quay xuống dưới tầng 1 ký tặng lên ảnh chân dung. 72 năm đã trôi qua, nhưng những phút giây được gặp Người tôi không bao giờ quên. Tháng 5 về lại thấy thương nhớ Bác nhiều hơn”. Đó là chia sẻ đầy xúc động của ông Quách Công Hàm (82 tuổi, nguyên cán bộ Công an tỉnh, trú tại khu phố 7, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) khi kể cho chúng tôi nghe về kỷ niệm được gặp Bác Hồ vào tháng 5/1946 tại Hà Nội.


Ông Hàm run run nhớ lại: Khi đó, tôi tròn 10 tuổi. Bố tôi đọc trên báo Cứu Quốc biết tin Bác Hồ đi Pháp đã về nước, nên mạnh dạn viết thư gửi lên Văn phòng Chủ tịch nước xin được gặp Bác Hồ. Thời đó, ti vi, truyền hình, báo chí chưa phát triển như bây giờ nên thỉnh thoảng chỉ được nghe tiếng Bác trên đài, ai cũng mong được một lần gặp Bác. Thư được gửi đi, bố tôi cùng anh em, bạn bè, gia đình mong ngóng từng ngày chờ hồi âm. Khoảng 2 tháng sau thì nhận được thư của Văn phòng Chủ tịch nước đồng ý gặp đoàn nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh ta. Niềm vui vỡ òa, bố tôi cùng mọi người hồi hộp chờ đến ngày được gặp Bác.


Ông Quách Công Hàm trân trọng lưu giữ hình ảnh Bác Hồ và những người thân trong gia đình Bác.

Ông Hàm vẫn nhớ như in đoàn nhân dân các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình hôm đó xuống gặp Bác gồm 27 người. Cả đoàn đến sớm, ăn mặc chỉnh tề ngồi chờ Bác dưới tầng 1, Bác làm việc trên tầng 2. Khi thư ký lên báo đoàn đến, Bác đi từ trên tầng 2 xuống rồi ân cần đi một vòng bắt tay từng người. Ngồi trò chuyện với đoàn, Bác ân cần căn dặn: Nước ta đang có 3 thứ: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Đối với giặc đói phải tăng gia sản xuất, giặc dốt phải tăng cường bình dân học vụ còn đánh giặc ngoại xâm thì phải có vũ khí, lấy vũ khí địch mà đánh địch.

Đặc biệt, trong suốt cuộc nói chuyện, Bác luôn nhấn mạnh về tinh thần đoàn kết. Bác nói: Đoàn kết toàn dân tộc phải như một bó đũa thì mới chắc được. Nếu một nắm đũa trải ra nong, người ta bẻ từng đôi một thì dần sẽ hết, nhưng bó thành một bó sẽ không ai bẻ nổi. Bây giờ, chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực, các dân tộc là anh em, người miền Bắc, miền Trung, miền Nam đều là một nước phải đoàn kết. Gặp Bác xong rồi, các cô chú nên về quê, không nên ở đây lâu, chiến tranh sắp xảy ra rồi, về cùng nhân dân chuẩn bị cho tốt, cùng đồng lòng đánh thắng cả 3 thứ giặc.

 Nói rồi, Bác tặng mỗi người một ngôi sao nhỏ cài lên ngực áo. Kể đến đây, ông Hàm xúc động nhớ lại: Khi cài ngôi sao nhỏ lên ngực cho tôi, Bác thấy áo tôi có dính nhiều vết mực. Bác nhắc nhở: như thế này là cháu không tiết kiệm, không biết giữ vệ sinh rồi. Cần phải lưu ý nhé! Lời Bác dạy giản đơn nhưng tôi thật sự ghi nhớ và thấm thía.

Lần đó, khi về thăm Bác, đoàn nhân dân các dân tộc thiểu số tỉnh ta đã mang tặng Bác bộ gối thổ cẩm gồm 5 chiếc từ gối đầu cho đến gối tựa. Bác nhận rồi ân cần bảo: "Tôi đã nhận quà của đoàn nhưng tôi gửi lại. Cô chú quay về quê mình, tìm ông bà già nào cao tuổi nhất làng tự tặng lại và nói rằng: Đây là quà của Bác Hồ!”. Nghe Bác dặn ai cũng rưng rưng xúc động và càng thêm nể phục, kính yêu đạo đức, nhân cách của Người.

Cuộc gặp chỉ diễn ra ngắn gọn khoảng 15 phút vì Bác rất bận. Chào tạm biệt đoàn, Bác nhanh chóng quay lên tầng 2 làm việc. Lúc này, đoàn mới nhớ ra quên chưa xin chữ ký của Bác lên ảnh chân dung nên lại nhờ các đồng chí cán bộ văn phòng lên thưa với Bác. Thật xúc động là Bác lại vui vẻ quay xuống, ký tặng lên các bức chân dung. Bảy bức chân dung có chữ ký của Bác được đoàn mang về tặng lại cho các chi bộ và treo trang trọng trong hội trường các thôn, xóm. Rất tiếc là theo thời gian, hiện nay không còn giữ được bức chân dung nào!. Hơn 70 năm đã trôi qua, nhưng ký ức được gặp Bác trong tôi vẫn như mới hôm qua. Tôi vẫn nhớ như in từ dáng người, giọng nói, cử chỉ ân cần của người. Những lời Người dạy chúng tôi vẫn luôn khắc ghi, phấn đấu thực hiện và làm theo. Tháng 5 về, kỷ niệm 129 năm ngày sinh Bác Hồ, càng thấy nhớ Bác nhiều hơn…


Dương Liễu


Các tin khác


Lan tỏa mô hình tiết kiệm học theo gương Bác ở thị trấn Vụ Bản

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) chọn hình thức "nuôi lợn nhựa tiết kiệm” tại gia đình. Đây là mô hình, hình thức tiết kiệm không mới nhưng với cách thức thực hiện phong phú, tích cực, những cá nhân tâm huyết, trách nhiệm, cùng đoàn kết, tiếp lửa để phong trào có sức lan tỏa, đem lại ý nghĩa thiết thực...

Chiến sỹ công an làm theo lời Bác

(HBĐT) - Tuy còn trẻ tuổi, nhưng Thượng úy Nguyễn Thanh Tùng, cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm (CSĐTTP) về hình sự - kinh tế - ma túy (Công an huyện Kỳ Sơn) đã nhận được sự tín nhiệm cao của lãnh đạo, sự tin tưởng và yêu quý của đồng nghiệp. Tùng cũng là tấm gương tiêu biểu, xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị 05 với nội dung "Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân” của huyện Kỳ Sơn.

Xác định nội dung đột phá tạo chuyển biến rõ nét trong học tập Chỉ thị số 05

(HBĐT) - Hơn 2 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Huyện uỷ Tân Lạc đã triển khai đến các địa phương, đơn vị tổ chức học tập, quán triệt. Tỷ lệ đảng viên tham gia học tập chuyên đề đạt trên 96%; cán bộ cấp uỷ, lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia đạt 100%. Cán bộ chưa là đảng viên tham gia đạt trên 75%. 100% cán bộ đăng ký học tập. Cán bộ, công chức cải tiến lề lối làm việc, thái độ phục vụ nhân dân. Nhờ đó, tình trạng quan liêu, xa rời quần chúng cơ bản được khắc phục, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương

Ban CHQS huyện Lạc Sơn: Học Bác việc chăm lo đời sống nhân dân bằng những việc làm thiết thực

(HBĐT) - Trong căn nhà kiên cố, khang trang tại xóm Bãi Cát, xã Yên Phú (Lạc Sơn), thương binh hạng 1/4 Bùi Văn Bủi ngậm ngùi: Ngôi nhà cũ của gia đình tôi đã cũ nát, xuống cấp, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Nhưng bản thân tôi là thương binh, kinh tế gia đình rất eo hẹp, thuộc diện hộ nghèo nên không có khả năng tự xây dựng nhà mới. Thật may mắn gia đình tôi được Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạc Sơn xây tặng ngôi nhà tình nghĩa trị giá hơn 70 triệu đồng. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình đã bước sang một trang mới.

Mùa xuân Cụ Hồ

Trong cuộc đời 79 mùa xuân của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, có 30 mùa xuân "Tha hương”, cộng thêm hai mùa xuân vừa tha hương vừa nằm trong ngục Tưởng Giới Thạch. Trong 30 mùa xuân cách xa Tổ quốc ấy cũng có hai lần đón xuân tại nhà tù Víctoria ở Hồng Kông và 5 cái tết ở trên đất Liên Xô, chỉ có đọc sách mà không được hoạt động nhiều (từ năm 1934 đến năm 1938).

Lan tỏa phong trào học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ ở huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", huyện Yên Thủy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trở thành phong trào thi đua sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các cơ quan, đơn vị, trường học, xóm, bản, khu dân cư xuất hiện ngày càng nhiều cách làm hay, kinh nghiệm quý, điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục