(HBĐT) - Ngày 1/4/2018, tại xóm Kè, xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc đã diễn ra Lễ hội Chùa Kè năm 2018. Tham dự có đại diện lãnh đạo sở VHTT&DL, Huyện ủy, UBND huyện Tân Lạc cùng đông đảo bà con nhân dân xã Phú Vinh và du khách.
Lễ hội Chùa Kè được tổ chức thường niên, là lễ hội truyền thống
có quy mô cấp xã. Theo truyền thuyết, Chùa Kè được ba anh em nhà Lang Cun
Cần Mường Bi bấy giờ là Đinh Công Thẩm, Đinh Công Chiều và Đinh Công Út đã cùng
bàn bạc và quyết định cho dựng vào ngày 16/2 âm lịch năm 1892. Ngôi chùa thờ bụt
đá (Phật Bà Quan Âm Bồ Tát) với ông quan Đanh bà Quan Đãng đã hướng dẫn ông Ba
Lăng và bà Ba Lập lấy đá ngăn dòng nước Khoang Trạch, bắt dòng nước phải chảy
xuống lỗ hút trong khe đá, rồi dẫn dòng nước ra bãi bưa bằng để cấy lúa. Từ đó,
cây cối quanh năm xanh tốt, người dân khắp nơi kéo về tụ cư ở Mường Kè (nay là
xóm Kè) để làm ăn sinh sống. Cuộc sống của bản Mường từ đó ngày một sung túc. Để
tưởng nhớ phật bà Quan âm bồ tát và các vị thần linh Lang Cun lúc bấy giờ đã
cho xây dựng ngôi chùa và rước tượng phật bằng đá từ Ninh Bình về, đồng thời
giao cho hai dòng họ Đinh Công trông nom, quét dọn và lo việc cúng lễ trong
chùa. Người dân gọi là nhà Tạo và nhà Sãi. Từ bấy tới giờ, hàng năm vào
ngày 16/2 âm lịch hai họ nhà Tạo và nhà Sãi cùng phụ trách việc tổ chức các
nghi lễ thờ cúng tại Chùa.
Lễ hội gồm 2 phần chính: phần lễ và phần hội. Phần lễ được
diễn ra trang nghiêm tại chùa Kè (xóm Kè, xã Phú Vinh) với nghi lễ cúng phật bà
và các vị thần linh. Sau phần lễ là phần hội, diễn ra các hoạt động như trình
tấu chiêng, thi hát đối, trưng bày các món ăn dân tộc, tổ chức các trò chơi dân
gian, các môn thể thao như bóng chuyền, đánh mảng, đẩy gậy, ném còn...
Lễ hội Chùa Kè hàng năm đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến
tham quan. Có thể nói đây là địa điểm để nhân dân và du khách thập phương về cầu
an, vui chơi giải trí và khám phá nét đẹp truyền thống văn hóa Dân Tộc Mường.
Chùa Kè thu hút đông đảo
nhân dân và du khách đến tham quan.
Phật bà và các vị thần
linh được thờ phụng tại Chùa Kè (xóm Kè, xã Phú Vinh, Tân Lạc).
Thầy mo tiến hành làm
lễ cúng.
Du khách đến với Lễ hội
Chùa Kè với mong muốn cầu sức khỏe, bình an.
Các tiết mục văn nghệ
mang đậm bản sắc văn hóa.
Màn múa nghệ thuật tái
hiện lại không gian, lịch sử của lễ hội.
Tiết mục văn nghệ sôi
động của các đoàn viên thanh niên xã Phú Vinh (Tân Lạc).
Phần thi hát đối ngẫu hứng của các nghệ nhân.
Phần thi đan sọt đầy kịch
tính.
Môn bóng chuyền thu
hút đông đảo người dân và du khách đến xem và cổ vũ.
Các gian hàng ẩm thực
độc đáo với nhiều món ăn dân tộc.
Hàng ngàn người dân và
du khách đến xem và tham gia các hoạt động của lễ hội.
Hoàng Anh
(HBĐT) - Đã gần cuối tháng Giêng, tức không phải là thời điểm du khách dồn về Đền Thác Bờ đông nhất trong mùa lễ hội. Nhưng, mọi ngả đường dẫn về các bến cảng vẫn đông nghịt từng đoàn xe du lịch nối đuôi nhau, bến cảng ken đặc thuyền ra vào. Khách thập phương phải đu bám, nhích từng bước chân mới len vào được cửa đền. Khói nướng cá mù mịt, tiếng người gọi tìm nhau í ới, cái nắng giữa trưa gay gắt, tiếng nhạc hát từ các thuyền phát ra ầm ĩ, người chen người đông nghịt. Bức tranh lễ hội Đền Thác Bờ thực sự đã khiến nhiều du khách hốt hoảng, ái ngại...
(HBĐT) - Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 sắp đến, nhu cầu mua hoa, quà tặng cho phái đẹp tăng đột biến. Chính vì vậy, tại các trung tâm thương mại, cửa hàng hoa tươi, thời trang, mỹ phẩm, đồ trang sức… trên địa bàn thành phố Hòa Bình, hoạt động mua bán đang diễn ra hết sức nhộn nhịp với nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách mua hàng.
(HBĐT) - Đến nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong nước tại các Khu công nghiệp trong tỉnh đã hoạt động trở lại bình thường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nhiều doanh nghiệp đã đạt 95% số nhân viên và công nhân đi làm từ ngày mùng 10 tết. Phóng viên Báo Hòa Bình đã nghi lại không khí hoạt động sản xuất tại một số doanh nghiệp trong những ngày đầu xuân.
(HBĐT) - Đến hẹn lại lên cứ sau
tết Nguyên Đán là du khách thập phương lại nô nức tổ chức đi đền Bà Chúa Thác Bờ Khu du lịch tâm linh "Đền Chúa
Thác Bờ - Hồ Hòa Bình”để vãn cảnh, cầu may, cầu an. Đặc biệt là vào những ngày
thứ 7 và chủ nhật và ngày rằm du khách đến với đền Bờ đông hơn các ngày thường. Dưới
đây là một số hình ảnh do phóng viên Báo Hòa Bình đã ghi lại trong ngày chủ
nhật mùng 10 Tết Mậu Tuất 2018.
(HBĐT) - Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa kết thúc, giờ là lúc bà con nông dân đẩy nhanh tiến độ xuống đồng, trồng và chăm sóc cây vụ Xuân. Không khí sản xuất sau Tết hết sức gấp gáp, khẩn trương bởi chỉ còn ít ngày nữa, thời vụ cấy lúa chiêm xuân sẽ không còn, diện tích lúa trà sớm, cây ăn quả, cây màu bước vào thời kỳ trồng mới và tăng cường chăm sóc.
(HBĐT) - Ngày 21/2 (tức mồng 6 Tết), tại sân vận động xã Dũng Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức Lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Mậu Tuất 2018. Đây là năm đầu tiên Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp huyện, trên cơ sở nâng cấp Lễ hội Xuống đồng của dân tộc Mường xã Dũng Phong.