Với chủ đề là các bài chiêng cổ tỉnh Hoà Bình, Liên hoan sắc bùa chiêng Mường huyện Lạc Sơn năm 2024 diễn ra mớiđâyđã tái hiệnkhông gian văn hóatruyền thống ngày xuânđộc đáo. Gần 300 nghệ nhân đến từ 24 xã, thị trấn tham dự, mang đến liên hoanchương trình nghệ thuậthấp dẫn, góp phần giới thiệu, quảng bá nétvăn hoá truyền thống sắc bùa chiêng Mường chúc Tết trên địa bàn huyện Lạc Sơn.
Đại diện phường
bùa giới thiệu các bài chiêng trình tấu.
Nghệ nhân vùng Mường
Vang khoe tài biểu diễn dàn chiêng, kết hợp đánh trống.
Tái hiện không khí
phường bùa chúc Tết và quây quần bên vò rượu cần đón năm mới cùng gia chủ.
Hát dấy chiêng, một
trong những nghi lễ mở đầu hát sắc bùa.
Các nghệ nhân
trình tấu chiêng kết hợp hát sắc bùa chúc Tết.
Nhóm ảnh của Bùi Minh
Xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) được công nhận Làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống năm 2017, nay đã thành lập Hợp tác xã Dệt thổ cẩm truyền thống và dịch vụ tổng hợp xã Đông Lai. Những năm qua, việc khôi phục làng nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần lưu giữ nét văn hoá truyền thống, mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế đem lại thu nhập cho người dân địa phương.
Tham gia Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc là trải nghiệm khó quên, nơi bản sắc độc đáo của đồng bào dân tộc Mường hiện lên sống động qua từng góc không gian, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách. Đặc biệt, hình ảnh những cô gái dân tộc Mường duyên dáng trong bộ váy áo truyền thống là điểm nhấn cuốn hút mọi ánh nhìn.
Lễ thả hoa đăng trên sông Đà gắn với Lễ cầu ngư, được tổ chức trong các dịp lễ hội lớn, các sự kiện văn hóa của tỉnh. Lễ hội năm 2024 là hoạt động trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ 2.
Trở lại vùng đất Mường Thàng - Cao Phong đầy nắng và gió, thủ phủ trồng cam của tỉnh. Hiện đã vào vụ thu hoạch cam niên vụ 2024 - 2025. Năm nay cam được mùa, được giá, niềm vui lấp lánh trong ánh mắt, nụ cười của người nông dân.