(HBĐT) - Đến nay, xã Gia Mô (Tân Lạc) đã có điện lưới quốc gia được gần 15 năm. Thế nhưng, ở xã vùng sâu này hiện vẫn còn gần 100 hộ dân phải dùng cột tre tự kéo điện về để sử dụng. Kéo điện xa cả cây số nên điện không đảm bảo, cùng với đó là những "bẫy điện” giăng ở khắp nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy đến tính mạng của con người.

Theo lãnh đạo UBND xã Gia Mô cho biết: Năm 2004, Gia Mô được đầu tư điện lưới quốc gia, với 2 trạm biến áp được xây dựng ở xóm Rên và xóm Quắn, lúc này có khoảng 60% số hộ dân của 5/6 xóm được hưởng lợi. Đến năm 2014, xã được đầu tư thêm một trạm biến áp ở xóm Trang. Đến nay, mặc dù các hộ dân đều đã có điện để sử dụng nhưng vẫn còn gần 100 hộ dân đang phải kéo điện xa từ trăm mét đến cả cây số. Trong đó, khó khăn nhất là các hộ dân ở khu Bo ngoài của xóm Bo. Thực trạng điện như vậy không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, phát triển kinh tế, mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người dân.

Dưới đây là những hình ảnh về "bẫy điện” ở xóm Bo, xã Gia Mô (Tân Lạc) mà phóng viên Báo Hòa Bình đã ghi nhận được.


Ở nhiều bờ rào của xóm Bo, xã Gia Mô (Tân Lạc) có những dây điện chằng chịt, đe dọa đến tính mạng con người.


Những dây điện thấp chỉ ngang đầu gối của người lớn.


Công tơ điện được gắn ở bụi cây, che chắn sơ sài bằng can nhựa, chậu nhựa.


"Bẫy điện” với những mấu nối chằng chịt.


Mỗi công tơ điện này là do 7 – 8 hộ dân góp tiền mua dây điện tự kéo về, với khoảng cách lên tới cả cây số.


Một cột điện được làm bằng bê tông hiếm hoi ở khu xóm Bo ngoài, xóm Bo, xã Gia Mô (Tân Lạc).


Ở xã Gia Mô (Tân Lạc) vẫn còn nhiều KDC chưa có đường dây điện hạ thế nên nhiều cột điện đang phải "cõng” rất nhiều đồng hồ điện như thế này.



Viết Đào

 


Các tin khác


Trải nghiệm hồ Hòa Bình

Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam á, chiều dài hàng trăm km, địa phận của tỉnh dài khoảng dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha. Hồ Hòa Bình mênh mang, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, thơ mộng là không gian thiên nhiên hoang sơ, có sức lôi cuốn lạ kỳ cho bất cứ ai muốn khám phá, trải nghiệm.

Nhộn nhịp ngày mùa ở trung tâm vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Xã Mường Chiềng được ví như trung tâm của vùng cao huyện Đà Bắc. Điều này không chỉ do yếu tố địa lý, mà những năm qua, Mường Chiềng đã có những sự lột xác trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới ngày một ấm no hơn.

Diện mạo Pà Cò hôm nay

(HBĐT) - Pà Cò – một trong hai xã vùng đồng bào Mông ở huyện Mai Châu. Kể từ năm 2011 đến nay, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đời sống của bà con nơi đây đã có nhiều khởi sắc. Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc mang lại cho Pà Cò diện mạo mới cùng tương lai tươi sáng. 

Một thoáng vùng cao Hà Giang

(HBĐT) - Nghe nhiều tới vùng đất Hà Giang với cảnh sắc hùng vỹ, nên thơ, lòng người ấm áp, nay mới có dịp tới nơi để thưởng ngoại. Nắng thu dịu nhẹ không đủ rực để làm bật "tông" những thửa ruộng bậc thang. Nước ở các con suối, ngọn thác cũng không đủ nhiều để bọt tung trắng xóa...nhưng Hà Giang vẫn đẹp, say đắm lòng người

“Những khoảnh khắc tháng 10-1954” ở Hà Nội

Triển lãm ảnh "Hà Nội - Những khoảnh khắc tháng 10-1954” đã làm sống lại những ký ức lịch sử của những ngày hào hùng giải phóng Thủ Đô 64 năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục