Chợ phiên Pà Cò được nhiều người biết đến là chợ phiên vùng cao lớn nhất ở huyện Mai Châu, thu hút đông đồng bào các dân tộc xa, gần về trao đổi, mua bán. Chợ được họp vào Chủ nhật hàng tuần, với vẻ đẹp của vùng cao còn nguyên sơ, dân dã, phiên chợ không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, mà còn là điểm để gặp gỡ, giao lưu của bà con vùng cao.
Các sản phẩm được bày bán đa dạng với nông sản, vật nuôi, vải, quần áo, đồ thổ cẩm, nông cụ...
Tại phiên chợ có nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Không chỉ có đồng bào vùng cao, phiên chợ còn thu hút nhiều du khách nước ngoài đến tham quan và trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của địa phương.
Phiên chợ cuối năm luôn đầy ắp không khí vui tươi, nhộn nhịp.
Không thể thiếu trong phiên chợ là hình ảnh mọi người quây quần bên gian hàng ăn uống với bếp lửa để xua tan giá rét.
Nhóm ảnh của Hoàng Dương
Hàng năm, đến ngày 26/10 âm lịch, người dân ở vùng Mường Trác và Mường Rậm, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) lại tổ chức Tết cơm Đe. Mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công ơn giúp đỡ dân Mường, cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, cuộc sống ấm no, Tết cơm Đe là nét đẹp văn hóa riêng có của người Mường xã Lạc Thịnh.
Không khí đón Giáng sinh và mừng năm mới đang rộn ràng, tràn ngập trên từng góc phố, con đường. Tỉnh Hòa Bình hiện có 7 giáo xứ, 54 giáo họ; tín đồ ở 70 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện, thành phố. Về cơ sở thờ tự, toàn tỉnh có 7 nhà thờ xứ, 6 nhà thờ họ. Giáo dân ở các giáo xứ và Nhân dân đang phấn khởi trang hoàng, đón mùa Giáng sinh an lành, ấm áp. Phóng viên Báo Hòa Bình ghi nhận không khí chuẩn bị đón Giáng sinh tại một số giáo xứ, tuyến đường trên địa bàn tỉnh.
Ngày nay, chợ phiên không đơn thuần là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa mà còn là điểm hẹn giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nơi hội tụ giá trị tinh thần và nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng của các vùng miền. Qua phiên chợ, các doanh nghiệp, hợp tác xã tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông sản, hàng hóa tiêu biểu.
Bưởi là cây trồng chủ lực của huyện Tân Lạc. Từ giữa tháng 11 đến nay, bưởi đỏ Tân Lạc bước vào thời điểm thu hoạch rộ.
Bắt đầu từ cuối tháng 10, vùng cam Cao Phong bước vào vụ thu hoạch mới. Với chất lượng đã được khẳng định, cam Cao Phong có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh cũng như với du khách khi đến Hòa Bình.