Du khách từ khắp các tỉnh, thành hành hương về với Đền Bờ.

Du khách từ khắp các tỉnh, thành hành hương về với Đền Bờ.

(HBĐT) - Cứ mỗi độ xuân về, dù đang trong không khí lễ, Tết hay còn nhiều vướng bận, người dân vẫn không quên đi lễ chùa thắp nhang, cầu cho mình sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc. Cũng chính vì thế, tục lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi người Việt Nam. Là điểm du lịch tâm linh có tiếng trên địa bàn tỉnh, những ngày đầu năm, Đền Bờ đã thu hút hàng vạn lượt du khách thập phương đến thăm quan, hành hương lễ bái.

 

Đền Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ như nhiều nơi khác nhưng vẫn rất uy nghi và nổi tiếng linh thiêng. Nơi đây có địa thế phong thủy hài hòa và hùng vĩ, sau lưng là núi, trước mặt là sông nước hữu tình, thuyền bè qua lại.

 

Đến với Đền Bờ, du khách còn được thưởng thức món cá nướng đặc sản và mãn nhãn với cảnh quan đẹp trong động Thác Bờ…

 

      

Hàng trăm du khách thành tâm thắp nén hương thơm cầu cho gia đình sức khoẻ, bình an tại Đền thờ Chúa Thác Bờ.

 

        

                         Mãn nhãn với cảnh sắc của Động Thác Bờ.

 

        

Khi ra về, hấu hết du khách không quên thưởng thức món cá nướng trước khi tạm biệt Đền Bờ hẹn mùa hội năm sau.

 

 

 

                                                                                          P.V

 

 

Các tin khác

Nông dân xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) tập trung cấy lúa kịp thời vụ.
Trong thời khắc giao thừa, hàng nghìn người dân TP Hòa Bình đã đổ về hai bờ sông Đà xem bắn pháo hoa.
Những màn pháo hoa rực rỡ chào đón năm mới
Đường phố đẹp hơn trong ngày Tết.

Đẹp và chưa đẹp trong ngày tiễn ông Táo

(HBĐT) - Ngày 23 tháng chạp, theo phong tục cổ truyền là ngày ông Táo lên chầu trời, còn gọi là "Tết ông Công". Ngoài mua sắm hàng mã, hầu hết các gia đình đều mua cá chép đỏ về cúng rồi phóng sinh ra ao, hồ, sông. Tại TP. Hòa Bình, nhân dân chủ yếu mang cá chép ra sông Đà phóng sinh. Đây là một truyền thống đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, sau khi thả xong cá, nhiều người vứt bừa bãi túi ni lông xuống sông, hai bên bờ và ngay cả trên cầu Hòa Bình, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Đã có người ái ngại về tình trạng ô nhiễm rác bên bờ sông Đà đã thu gom lại và đốt nhưng không xuể. Một số người dân làng vạn chài đã dùng những chiếc vợt để bắt cá chép ngay khi vừa được phóng sinh.

Du ngoạn vùng hồ Hòa Bình một sớm mùa đông

(HBĐT) - Mỗi năm vài ba lần chúng tôi du ngoạn vùng hồ Hoà Bình, nhưng không lần nào giống lần nào, mỗi thời gian, thời điểm khác nhau, những khoảnh khắc và nét đẹp ấn tượng của vùng hồ – nơi được nhiều du khách tới thăm quan ví như vịnh Hạ Long trên núi cũng khác nhau và vô cùng hấp dẫn, thú vị.

Mùa hoa lau bên sông Đà

(HBĐT) - Hoa lau trắng ánh lên trong nắng chiều lượn quanh những cung đường mềm mại; những vạt lau bạt ngàn trên khúc sông, hiền hòa, mong manh trong gió… Mùa hoa lau đã rộ - mùa cảm xúc dạt dào và sức hút kỳ lạ của hoa lau với bao tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên…

Ấn tượng Tết Mông

(HBĐT) - Khi những bông đào, bông mai bung nở, ngô, thóc đầy bồ, đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia và Pò Cò huyện vùng cao Mai Châu cũng bắt đầu ăn Tết. Tết của người Mông từ ngày 30/11 âm lịch và kéo dài trong 3 ngày nhưng những trò vui thì có thể sẽ còn kéo dài đến 10 ngày. Ngày Tết, người già, con trẻ dừng hết việc đồng áng để vui chơi. Thanh niên giã bánh dày, em nhỏ xúng xính trong những bộ quần áo truyền thống xuống đường đón Tết. Những lời chúc tụng cho một năm mới may mắn và những trò chơi dân gian không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của đồng bào Mông.

Cùng khám phá Hoa Sơn Thạch Động

(HBĐT)- Quần thể di tích danh lam thắng cảnh núi Đầu Rồng (khu 3, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong) với dãy núi này dài 1 km, độ cao xấp xỉ 200 m so với chân núi. Trong núi có nhiều hang động đẹp liên kết với nhau tạo thành quần thể. Mỗi hang động là kỳ quan tuyệt vời của tạo hoá với những cái tên như Hoa Sơn Thạch Động, Động không đáy, Phong Sơn Động, Hang nước, Động Thanh Thuỷ... Quần thể này đã được Bộ VH&TT&DL công nhận di tích cấp quốc gia, đã và đang tạo được ấn tượng với du khách. Dươí đây là một số hình ảnh về Hoa Sơn Thạch Động.

Nét đẹp văn hóa cồng chiêng của người Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mường. Trong đó, văn hóa cồng chiêng đã theo suốt chiều dài lịch sử, chứng kiến bao sự đổi thay và ngày càng trở nên không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân. Tháng 10/2011, màn hòa tấu cồng chiêng tại Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Hòa Bình được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Guiness. Báo Hòa Bình xin giới thiệu một số hình ảnh về hoạt động văn hóa cồng chiêng của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục