(HBĐT) - Có tuổi đời xấp xỉ nửa thế kỷ, tác động của thời gian, con người, quản lý buông lỏng đã làm Khu Chuyên gia (KCG) Liên Xô (phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình) dù đã xuống cấp rất nhiều nhưng vẫn còn mang dấu ấn công trình điển hình về cảnh quan, kiến trúc đồng bộ, gợi nhớ về một thời vàng son, đem lại cảm giác nhẹ nhàng, thư thái trong ký ức của biết bao người.


Khu Chuyên gia (KCG) được lựa chọn kỹ càng và xây dựng trên quả đồi thứ 79, được coi là đẹp nhất khu vực bờ trái sông Đà. Quả đồi tựa lưng vào núi ngàn, nước suối Đúng chảy chẳng bao giờ cạn. Người ta vẫn bảo là hội tụ phong thủy, sinh ra vượng khí. Có lẽ vì thế mà các lô nhà cũng được bố trí theo thứ tự tới cầu thang số 79. Hồi ấy, KCG như một mê cung huyền ảo, mộng mơ, lộng lẫy bên phố núi. Nơi đây là điển hình về đầu tư xây dựng, cảnh quan, kiến trúc. Vật liệu trang trí nội thất từ đường điện, bóng đèn, ống dẫn nước ngầm, điều hòa, bồn tắm, cửa, gạch lát... đều được lựa chọn, xây dựng thật kỹ. Những khu nhà ở được xây dựng vững trãi, khoa học, hài hòa với thiên nhiên. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hạ tầng xã hội tối ưu đến giờ vẫn chưa lỗi thời. KCG có hệ thống trường học, khách sạn, trạm y tế, nhà văn hóa và các điểm vui chơi như sân bóng rổ, cầu lông, bóng bàn,… như một quần thể công viên thơ mộng. Kiến trúc nhà ở khép kín nhưng chan hòa ánh sáng tự nhiên, có thể sống trong không khí ấm áp của mùa đông lạnh giá và cảm nhận không khí thoáng mát ngày hè.


Trẻ em vui chơi trong lâu đài cổ tích tại Khu Chuyên gia (phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình).

KCG như một điểm nghỉ dưỡng, thăm quan lý tưởng của người dân. Bậc cầu thang xếp lên xuống thật hợp lý. Những con đường lượn vòng, ấp ôm những khu nhà, tạo thành không gian tản bộ không đâu có được. Gió lành mát rượi từ hồ sau suối Đúng. Một không gian văn hóa tiện ích. Lâu đài cổ tích, khu vui chơi, các bức phù điêu, sân bóng đá, hàng cây được bố trí dọc từng khu nhà mang đậm phong cánh Nga. Bên trong những ngôi nhà được xây dựng hợp lý và đồng bộ. Hệ thống cửa, các phòng ở, điện nước, nhà bếp, nhà tắm được bố trí khoa học, ánh sáng hài hòa, không khí lưu thông, luôn tạo ra không gian sống trong lành yên ả cho người thụ hưởng.

Đến nay, KCG đã có tuổi đời nửa thế kỷ. Trong ký ức những người ngày đầu tiếp quản vẫn còn nhớ về một thời KCG đẹp đến nao lòng. Từ ngày chuyên gia Liên Xô hoàn thành nghĩa vụ về nước, những năm đầu tách tỉnh, KCG là các cơ quan hành chính ở tạm và nơi ở của cán bộ, công chức, người lao động tại một số đơn vị, xí nghiệp. Những thế hệ ấy giờ đã già, người chuyển công tác, người về với cháu con hoặc tuổi cũng sắp nghỉ chế độ rồi. Những thế hệ nối tiếp nhau ra đời, chuyển động. Giờ khu này là nơi ở cán bộ, công nhân và người lao động muôn nơi. Những người có điều kiện đã chuyển đi. Những người chuyển đến từ huyện ra, chủ yếu là cán bộ, công nhân lao động thu nhập không cao, vợ chồng mới cưới…

Suốt thời gian dài, KCG nằm trong tình trạng bị buông lỏng quản lý. Người ta đã lấy đi tất cả những gì có thể, từ đồ trang trí, nội thất được bố trí tại các khu nhà. Cửa kính, bóng điện, bồn tắm, cánh cửa tủ gắn tường, đường ống dẫn nước, nắp cống, ghế xích đua, quả tạ, đu quay đã biến mất từ bao giờ, không ai biết. Hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng. Các công trình công cộng nhà bị tháo gỡ, đập phá tan hoang. Có thời người ta đào bới cả những gốc xưa đem bán kiếm lời. Khoảng không gian trước mỗi lô nhà cũng bị lấn chiếm, cơi nới làm nhà ở, bãi xe. Sức tàn phá của thời gian đã làm KCG xuống cấp đến không thể ở được. Người dân sinh sống bảo: Nếu không cải tạo thì không thể ở. Cống tắc, vỡ, nước chảy lênh láng. Tại các khu nhà, nước dột từ nóc dội xuống. Tất cả các gia đình sinh sống đều phải tự bỏ tiền cải tạo mới ở được. Bóng dáng huy hoàng của KCG được thay bằng hình ảnh xác xơ.

Nhằm hạn chế tình trạng lấn chiếm xây dựng, gần đây, KCG đã được giao cho chính quyền địa phương quản lý. Đa phần người ở mong muốn được cấp giấy tờ sở hữu nhà hợp pháp với giá cả hợp lý.

Bây giờ KCG vẫn phảng phất bóng dáng của thời vàng son. Vẫn còn đó những con đường uốn lượn trong ngập tràn hương sắc. Cây cối đâm chồi, nẩy lộc, hương hoàng lan nhẹ nhàng tỏa ngát. Sắc phượng bắt đầu đỏ rực hiên nhà. Chim muông líu lo mỗi sớm chiều. Vẫn còn sân bóng, những bậc cầu thang xếp lớp mê hoặc. Người dân tản bộ, trẻ con vô tư nô đùa trong sân chơi lâu đài cổ tích. Cuộc sống bình yên vẫn trôi và còn đó những ký ức nặng lòng luyến nhớ, lưu giữ một thời vàng son.


L.C

Các tin khác


Hội CCB tỉnh tổ chức tập huấn về tuyên truyền bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Ngày 15/3 tại thị trấn Cao Phong (huyện Cao Phong), Hội CCB tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền viên bảo vệ môi trường cấp xã, thuộc đề án thí điểm hoàn thiện nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM giai đoạn 2017- 2020 của Hội cựu chiến binh Việt Nam.

Rút kinh nghiệm thật kỹ việc thí điểm sáp nhập thôn, xóm để khi nhân rộng thuận lợi

(HBĐT) - Sáng 15/3, đoàn công tác BCĐ 1084 tỉnh (BCĐ thực hiện Đề án thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố) do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình triển khai sau khi làm điểm sáp nhập, kiện toàn thôn, xóm, tổ dân phố theo Quyết định số 29/QĐ -UBND ngày 5/1/2018 của UBND tỉnh tại huyện Lạc Thủy. Tham gia buổi làm việc có các thành viên BCĐ của tỉnh, huyện.

Tăng cường tuyên truyền pháp luật ở những địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật

(HBĐT) - Ngày 30/8/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 122 triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2017- 2021” (Đề án) trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở kế thừa và bổ sung thành viên của Ban điều hành Đề án giai đoạn 2013 - 2016, Ban điều hành Đề án giai đoạn 2017 - 2021 được thành lập với thành viên là đại diện các cơ quan Tư pháp, Công an, các Hội: Cựu chiến binh, Nông dân, Phụ nữ tỉnh. Thời gian qua, Sở Tư pháp, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án, tổ chức hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức.

Mãi mãi là mái ấm tình thương đối với người khuyết tật

(HBĐT) - Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật Long Thành được thành lập từ tháng 11/2002. Trung tâm là một tổ chức hoạt động xã hội nhân đạo mang tính nhân văn và là cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật tỉnh Hòa Bình. Trải qua 15 năm hoạt động, tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Long Thành với tinh thần đoàn kết, nhân ái, có kỹ năng giao tiếp và thái độ phục vụ nhiệt tình luôn nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn cùng chung tay chia sẻ thiệt thòi với từng đối tượng đang sinh sống tại Trung tâm, bao gồm: người khuyết tật, trẻ mồ côi, người câm, điếc, người nhiễm chất độc da cam dioxin, người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…

Vốn ưu đãi ở huyện Kim Bôi - đồng hành cùng người dân thoát nghèo

(HBĐT) - Với mục tiêu hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội, thời gian qua, NHCSXH huyện Kim Bôi đã triển khai tốt các chính sách tín dụng ưu đãi, giúp nhiều hộ có thêm vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Xã Định Cư phát huy hiệu quả vốn ưu đãi

(HBĐT) - Định Cư là xã thuộc khu vực 135 của huyện Lạc Sơn, thu nhập chính của bà con dựa vào sản xuất nông nghiệp, không có ngành nghề phụ nên đời sống còn nhiều khó khăn. Hết năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 17 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 33,36%, hộ cận nghèo 21,65%. Xã có 15 xóm, gần 5.000 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Mường. Do đó, nguồn vốn chính sách đến tay bà con có thể coi là "đòn bẩy” xóa đói - giảm nghèo cho mảnh đất còn nhiều khó khăn này. Vốn của NHCSXH có tác động rất lớn đến phát triển KT-XH của xã, đặc biệt là đối với những hộ nghèo và cận nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục