(HBĐT) - Ngày 30/8/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 122 triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2017- 2021” (Đề án) trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở kế thừa và bổ sung thành viên của Ban điều hành Đề án giai đoạn 2013 - 2016, Ban điều hành Đề án giai đoạn 2017 - 2021 được thành lập với thành viên là đại diện các cơ quan Tư pháp, Công an, các Hội: Cựu chiến binh, Nông dân, Phụ nữ tỉnh. Thời gian qua, Sở Tư pháp, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án, tổ chức hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức.


Năm 2017 là năm đầu triển khai Đề án của giai đoạn 2017-2021. Các cơ quan, đơn vị đã lựa chọn những địa bàn được UBND tỉnh công nhận là xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội (theo Quyết định số 511, ngày 13/1/2015 của UBND tỉnh) để tập trung công tác tuyên truyền pháp luật. Là cơ quan chủ trì đề án, Sở Tư pháp đã chọn các xã: Mường Chiềng, Đồng Nghê (Đà Bắc) để triển khai Đề án trong năm đầu giai đoạn. Sở phối hợp với UBND huyện Đà Bắc khảo sát nhu cầu học tập, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân 2 xã. Từ kết quả khảo sát tổ chức các hoạt động tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trong năm qua, Sở Tư pháp đã tổ chức 5 lớp tuyên truyền pháp luật đến 400 cán bộ, công chức cấp xã, lãnh đạo các trường học, chính quyền, các chi hội, đoàn thể, tổ hòa giải ở cơ sở, giáo viên, học sinh và nhân dân 2 xã. Các buổi tuyên truyền được thực hiện trực tiếp tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa các xóm, các nhà trường. Nội dung tuyên truyền các quy định pháp luật điều chỉnh về nhiều lĩnh vực: đất đai, hôn nhân - gia đình (HN-GĐ), tín ngưỡng - tôn giáo, hình sự, giáo dục, trẻ em, giao thông đường bộ, quyền dân sự, chính trị của công dân được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự... Trong đó, các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân được tập trung đi sâu tuyên truyền như: chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, các tội phạm về trật tự xã hội như cờ bạc, ma túy, trộm cắp, vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, an toàn giao thông...


Xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) - đơn vị triển khai Đề án giai đoạn 2013 - 2016 đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức. ảnh: Đội tuyên truyền pháp luật xã xây dựng tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật HN-GĐ bằng hình thức sân khấu hóa.

Xã Phú Thành là 1 trong 3 xã UBND tỉnh công nhận là địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội của huyện Lạc Thủy theo Quyết định số 511. Xã có địa bàn rộng, dân cư đông, có chợ và nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, cùng với sự phát triển KT-XH không tránh khỏi nảy sinh những vấn đề liên quan đến ANTT, pháp luật, tệ nạn xã hội. Triển khai đề án, Phòng Tư pháp huyện phối hợp với UBND xã khảo sát nhu cầu tuyên truyền pháp luật của nhân dân, tổ chức 2 lớp tuyên truyền pháp luật về HN-GĐ, phòng - chống ma túy cho hơn 80 đại biểu là trưởng các chi hội đoàn thể, trưởng xóm, tuyên truyền viên pháp luật và tổ trưởng tổ hòa giải. Những quy định pháp luật về HN-GĐ, phòng - chống ma túy như điều kiện kết hôn, chế độ tài sản trong quan hệ HN-GĐ, trách nhiệm, nghĩa vụ của vợ, chồng, cha, mẹ, con, quyền nhận cha, mẹ, con, quyền xác định cha, mẹ, con, trách nhiệm phòng, chống ma túy của cá nhân, gia đình, cộng đồng, tác hại của việc nghiện ma túy, các hình thức cai nghiện ma túy... được truyền tải trực tiếp đến các đối tượng. Qua đó giúp đội ngũ cán bộ cơ sở, tuyên truyền viên pháp luật có thêm kiến thức pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn, người thân trong gia đình chấp hành nghiêm quy định pháp luật.

Cũng trong khuôn khổ triển khai Đề án, huyện Tân Lạc đã tổ chức 4 lớp tập huấn, tuyên truyền pháp luật cho 98 lượt cán bộ, công chức cấp xã, trưởng xóm, bí thư chi bộ thôn, xóm, các tuyên truyền viên pháp luật, tổ trưởng tổ hoà giải ở cơ sở và trên 100 người dân xã Phong Phú. Nội dung tuyên truyền các quy định của Luật Trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn thực phẩm, các quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm môi trường và tội xâm phạm tình dục trẻ em; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; các tội phạm về trật tự xã hội như: cờ bạc, ma túy, trộm cắp…

Qua thực tiễn triển khai Đề án cho thấy, bên cạnh kết quả đạt được cũng còn những bất cập, hạn chế. Do kinh phí hạn hẹp, không có kinh phí riêng từ Đề án nên việc tổ chức các hoạt động chưa nhiều, chủ yếu bằng hình thức hội nghị phổ biến luật tập trung, chưa đa dạng hoạt động như tổ chức hội thi, tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa... Công tác phối hợp giữa các cơ quan hữu quan chưa thật sự chặt chẽ, tạo hiệu quả đồng bộ trong triển khai thực hiện. Đây là những vấn đề cần quan tâm để việc triển khai Đề án trong thời gian tới đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thứcchấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.


Hà Thu

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục