(HBĐT) - Cầu xóm Nghìa, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) được khởi công ngày 5/10/2020, khánh thành ngày 20/1/2021, tổng mức đầu tư 2,5 tỷ đồng từ nguồn Quỹ "Vì người nghèo” tỉnh. Cầu được thiết kế bê tông cốt thép vĩnh cửu, chiều dài 28 m, chiều rộng 6 m; tổng chiều dài hai đường dẫn 230 m, tải trọng cầu thiết kế 10 tấn. Cây cầu được xây dựng kiên cố giúp việc đi lại, giao thương hàng hóa thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, cải thiện đời sống người dân.


Học sinh xóm Nghìa, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) vui đến trường trên cây cầu mới. 

Sau hơn 2 tháng cây cầu được khánh thành và đi vào hoạt động, niềm vui, sự phấn khởi vẫn hiện rõ trên gương mặt người dân nơi đây. Niềm vui long lanh trong từng ánh mắt của những trẻ em xóm núi đã quen với việc lội suối đến trường, nay có cây cầu khang trang, kiên cố. Các em không còn sợ phải nghỉ học mỗi khi lũ thượng nguồn đổ về, bà con cũng thoát cảnh bị cô lập mỗi lần con nước dâng cao. 

 Anh Bùi Văn Thưởng, Trưởng xóm Nghìa chia sẻ: Đây thật sự là nhịp cầu kết nối những bờ vui đối với người dân xóm Nghìa chúng tôi. Trước đây, khi chưa có cầu, bà con phải lội xuống suối để đi lại. Trung bình mỗi năm, hơn 60 hộ dân tại đây bị cô lập khoảng 10 lần vào mùa mưa lũ, mỗi lần từ 1 - 2 ngày. Mỗi lần như thế, hơn 60 học sinh xóm Nghìa và 30 em ở xóm Bây, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đi học qua đây phải nghỉ học do nước dâng cao không di chuyển được. Đã có nhiều xe máy của bà con qua suối do nước ngập cao bị chết máy, sang đến bờ xe không khởi động được, phải dắt bộ gần 2 km mới có chỗ sửa. Chưa kể đến nông, lâm sản bà con sản xuất ra bán với giá thấp, ngược lại, nhu yếu phẩm lại phải mua với giá cao hơn nhiều so với bên ngoài. 

Xóm Nghìa thuộc vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi. Cây cầu mới được thi công bắc qua con suối nhỏ nhưng khá sâu, là con đường độc đạo nối hơn 60 hộ dân của xóm Nghìa với các xóm bên ngoài, đồng thời là tuyến đường đi lại thường xuyên của nhiều hộ ở các xóm thuộc xã Phú Thành (Lạc Thủy) sang xã Cuối Hạ trao đổi hàng hoá, mua nhu yếu phẩm. Người dân ở đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp và trồng rừng sản xuất. Hiện nay, tại xóm Nghìa có khoảng 380 ha rừng trồng và rừng tự nhiên. Nhờ chăm sóc tốt, diện tích keo, bạch đàn và một số cây lấy gỗ mang lại nguồn thu ổn định. Tuy nhiên, do cách xa trung tâm xã, đường sá không thuận lợi, bà con thường phải chi trả thêm tiền xe chở cây ra điểm tập kết. Cầu được xây dựng đã tạo thêm nhiều cơ hội mới cho các hộ dân. Trước đây, chi phí cho mỗi chuyến xe chở gỗ là 100.000 đồng, nay giảm còn 60.000 - 70.000 đồng, thậm chí nhiều doanh nghiệp đưa xe vào tận đồi thu mua, bà con không phải mất thêm bất cứ chi phí nào. 

Không giấu niềm vui, ông Bùi Văn Ài, xóm Nghìa cho biết: Từ khi có cây cầu mới, bà con phấn khởi lắm. Ơn Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng cầu để chúng tôi đi lại thuận tiện, ai cũng tích cực, phấn đấu tăng gia sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Lợn, gà nuôi bán được giá. Trước bà con trồng rau, nuôi gà, đến kỳ thu hoạch lái buôn vào trả giá rẻ do đường sá khó khăn giờ đã thu mua bằng giá thị trường rồi! Con cháu đi học gia đình cũng yên tâm hơn, không phải nơm nớp lo trời mưa lũ suối ngập không đi qua được nữa. 

Nhịp cầu nối những bờ vui, niềm mong ước bấy lâu của bà con xóm Nghìa trở thành hiện thực. Phấn khởi hơn nữa khi sắp tới, 2,6 km đường đất liên xóm sẽ được đầu tư xây dựng nhờ nguồn kinh phí của huyện. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư mang theo hy vọng mới vào sự thay đổi của vùng quê còn nhiều khó khăn này. 


Khánh Linh

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục