(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 227.572 trẻ em, chiếm 26,23% dân số của tỉnh. Thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều hoạt động học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em bị ảnh hưởng không nhỏ. Trước tình hình đó, các hoạt động trực tuyến đã trở thành lựa chọn phù hợp. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của internet, điện thoại thông minh, mạng xã hội (MXH) ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người, trong đó có cả trẻ em dễ dàng tiếp cận với các nguồn thông tin đa dạng, phong phú, có thể tác động trực tiếp đến tâm lý, hành động, nhân cách của trẻ. Trẻ em rất dễ bị tổn thương trên môi trường mạng bởi những rủi ro tiềm ẩn mà trẻ chưa thể tự lường trước được. Vì vậy, việc giám sát, quản lý, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng phải chặt chẽ, định hướng rõ ràng.


Trẻ em xem tranh tuyên truyền về nội dung trẻ em và internet được trưng bày tại Diễn đàn trẻ em tỉnh năm 2022.

Trên MXH, các video chứa nội dung tiêu cực, độc hại, bạo lực, thiếu tính giáo dục xuất hiện tràn lan và có những video ảnh hưởng đến sự phát triển, hình thành nhân cách, nhận thức của trẻ như: Xin vía học giỏi cho học sinh có sự xuất hiện của Kumanthong (1 loại búp bê có nguồn gốc từ Thái Lan được nuôi như con người) của một kênh YouTube nổi tiếng dành cho trẻ em tại Việt Nam; một số nhân vật "giang hồ mạng”, "thánh chửi” với lý lịch phức tạp, sử dụng ngôn từ thô tục, hành vi bạo lực nhằm câu like, câu view… Video có nội dung vô bổ, bạo lực, trò chơi nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, có thể bị đánh cắp thông tin cá nhân, bị bắt nạt, bôi xấu, lợi dụng… là những mối hiểm họa khôn lường. Tuy nhiên, đa phần trẻ em chưa thực sự biết cách xử lý khi tiếp cận với những video nội dung độc hại hay dùng MXH sao cho đúng, hiệu quả, an toàn. Vì vậy, cần có sự chung tay của các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường và toàn xã hội thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp; trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để trẻ chủ động, sẵn sàng bảo vệ mình trên không gian mạng.

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Linh Ngọc cho biết: "Xét ở khía cạnh tích cực, MXH hỗ trợ nhiều cho trẻ tiếp cận những kiến thức, thông tin hữu ích và phương pháp học tập tích cực, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp. Song nếu trẻ em chưa được định hướng và người lớn không thường xuyên giám sát, nhắc nhở sử dụng MXH an toàn cũng gây ra không ít tác động tiêu cực đến trẻ như: Xao nhãng học tập, tham gia trò chơi bạo lực khiến tâm lý có thể hung hãn hơn, một số cách cư xử không đúng chuẩn mực hoặc có thể bị lợi dụng xâm hại về đời tư, hình ảnh khi tham gia vào các nhóm do những người có hành vi xấu lợi dụng… Do đó, cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan. Ngành TT&TT có những giải pháp cụ thể để ngăn chặn những trang MXH, website nội dung tiêu cực. Nhà trường, gia đình, đoàn thể cũng cần định hướng cho trẻ biết cách tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin, MXH an toàn, bổ ích”.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là vấn đề đang được đông đảo trẻ em quan tâm. Tại Diễn đàn trẻ em tỉnh năm 2022, em Lại Đức Thành (huyện Lạc Thủy) đã đưa ra câu hỏi về những giải pháp giúp trẻ em sử dụng MXH an toàn hơn trong bối cảnh hiện nay để đại biểu trả lời.

Chị Nguyễn Thị Mai Hương, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) chia sẻ: Trong thời gian dịch Covid-19 phức tạp, 2 con tôi phải học trực tuyến. Do tính chất công việc, 2 vợ chồng không thể luôn ở bên cạnh con, ông bà cũng đều lớn tuổi nên việc giám sát, quản lý con thời gian này có phần lơ là. Gần đây, tôi nhận ra 2 con có một số lời nói, hành động không phù hợp với lứa tuổi. Sau khi nghiên cứu kỹ trên mạng, tôi đã có một số biện pháp để bảo vệ con tránh xa những nội dung xấu như: Sử dụng các ứng dụng dành riêng cho trẻ em; cài đặt bảo mật riêng tư trên các ứng dụng và trò chơi; hướng dẫn con chỉ truy cập vào các trang bổ ích, an toàn; thường xuyên tâm sự để hiểu và nắm được suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của con.

Thời gian qua, các cấp, ngành đã quan tâm, chú trọng tuyên truyền về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Để công tác này đạt được hiệu quả cao hơn, các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương cần thực hiện đồng bộ nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Bên cạnh đó, vai trò của mỗi gia đình cũng rất quan trọng. Các phụ huynh cần trang bị kiến thức, định hướng rõ ràng và giám sát, quản lý chặt chẽ, quan tâm, chia sẻ, giáo dục, là người bạn đồng hành cùng con trên MXH, góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ MXH đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Linh Nhật


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục