(HBĐT) - Đồng cảm và thấu hiểu với những người lính đã từng chiến đấu trong các chiến trường bị nhiễm chất độc da cam (CĐDC), Đại tá Phạm Anh Thi, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện Tân Lạc cùng lãnh đạo Hội thường xuyên quan tâm chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho các hội viên trên địa bàn.


Ông Phạm Anh Thi, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Tân Lạc với những tấm huân, huy chương, bằng khen, giấy khen được Đảng, Nhà nước và các cấp trao tặng.

Nâng niu và cho chúng tôi xem những tấm bằng khen, huân, huy chương được Đảng, Nhà nước trao tặng, Đại tá Phạm Anh Thi, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) chia sẻ: Đây là Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba; Huân chương Chiến công hạng nhì; Huân chương Khánh chiến hạng ba; Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng nhất, nhì, ba; Huân chương Chiến sĩ Vẻ vang hạng nhất, nhì, ba; Huy chương Quân kỳ Quyết thắng… Những tấm huân huy chương tôi luôn trân trọng, nâng niu, gìn giữ và lấy đó là tấm gương soi để bản thân luôn phấn đấu hoàn thiện mình, xứng đáng là Bộ đội Cụ Hồ và sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước. 

Năm 1965, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Phạm Anh Thi, quê Lý Nhân (Hà Nam) lên đường nhập ngũ, đóng quân tại Tiểu đoàn Thông tin 813 - Quân khu Trị Thiên Huế. Hơn 36 năm gắn bó với binh nghiệp (từ năm 1965 - 2001) thì có hơn 10 năm trực tiếp tham gia phục vụ chiến đấu tại các chiến trường B, trong đó chủ yếu tham gia chiến đấu tại A Sầu, A Lưới và Đường 9 Khe Sanh. Sau thống nhất đất nước, năm 1979, ông được điều ra Bắc công tác tại Cục Quân khí - Tổng cục Kỹ thuật đến năm 2001 thì nghỉ theo chế độ. Nghỉ hưu về địa phương, ông Phạm Anh Thi tích cực tham gia hoạt động xã hội, được tín nhiệm bầu giữ các chức vụ Chủ tịch UBMTTQ thị trấn, Bí thư Chi bộ khu dân cư, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện. Ông có 4 người con, trong đó người con thứ 3 trí tuệ chậm phát triển hơn bình thường, đến năm 14 tuổi bị những cơn động kinh hành hạ, có ngày những cơn động kinh, co giật liên tục 7 - 8 lần. Thương con, ông bà đưa con đi chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh không thuyên giảm. Năm 2010, ông được xác nhận là nạn nhân CĐDC và con gái là nạn nhân giám tiếp bị ảnh hưởng CĐDC. 

Vừa là thương binh, vừa là nạn nhân da cam, hơn ai hết ông thấu hiểu, đồng cảm và sẻ chia với những đồng đội không may nhiễm chất độc hóa học. Trong số 253 người bị nhiễm CĐDC trên địa bàn huyện đang hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước, có 198 người là nạn nhân trực tiếp và 55 người là nạn nhân giám tiếp bị nhiễm độc hóa học, nhiều nạn nhân mắc bệnh hiểm nghèo, nhiều nạn nhân bị dị dạng, dị tật. Với cương vị Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện, ông không quản sớm tối, ngày đêm gắn bó, sâu sát với nạn nhân CĐDC, nắm chắc hoàn cảnh của gia đình và từng nạn nhân. BCH Hội phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài huyện để vận động chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân, làm cầu nối gắn kết những tấm lòng nhân ái đến với nạn nhân và gia đình họ trong cuộc sống hàng ngày. Triển khai giải quyết chế độ cho người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ được hưởng chế độ người có công, tạo mọi điều kiện để họ được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước theo quy định.

Dù ở cương vị nào, ông Phạm Anh Thi luôn tích cực đi đầu, gương mẫu trong công tác, năng nổ trong các hoạt động và là tấm gương sáng để cán bộ, Nhân dân và nạn nhân CĐDC noi theo. Ông đã được Đảng, Nhà nước và tổ chức đoàn thể các cấp tặng thưởng nhiều huân, huy chương, bằng khen, giấy khen.

Đỗ Hà

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục