Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đang được lấy ý kiến.
Ảnh: nhandan.vn.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến trên trang thông tin điện tử về Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 6/9/2022 hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 17/2022).
Cụ thể, Điều 1 của dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung 7 nội dung.
Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 6/9/2022 hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại 2 tiểu dự án và một nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Thứ nhất, bổ sung khoản 3 vào Điều 7 của Thông tư số 17/2022 như sau: "3. Các ngành, nghề được lựa chọn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng quyết định trên cơ sở quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của vùng, ngành, địa phương theo phạm vi của Chương trình”.
Thứ hai, bổ sung khoản 3 vào Điều 8 như sau: "3. Các ngành, nghề được lựa chọn xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng quyết định trên cơ sở quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của vùng, ngành, địa phương theo phạm vi của Chương trình”.
Tiểu dự án 1 "Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn” trong Dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba, bổ sung khoản 3 vào Điều 9 như sau: "3. Các ngành, nghề được lựa chọn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng quyết định trên cơ sở quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của vùng, ngành, địa phương theo phạm vi của Chương trình”.
Thứ tư, sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
"a) Thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và các văn bản hướng dẫn Luật Giá; Nghị định số 60/2021/NĐ- CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác có liên quan; Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ ban hành quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 27/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
b) Các ngành, nghề được lựa chọn xây dựng giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng lựa chọn, quyết định trên cơ sở danh mục sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp bảo đảm phù hợp với quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của vùng, ngành, địa phương theo phạm vi của Chương trình”.
Thứ năm, sửa đổi tên Điều 23 và sửa đổi khoản 2 Điều 23 như sau:
a) Sửa tên Điều 23 như sau: "Điều 23. Xây dựng các mô hình đào tạo nghề; hỗ trợ đào tạo nghề”.
b) Sửa đổi khoản 2 Điều 23 như sau: "2. Cách thức thực hiện: Theo quy định tại khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 21 Thông tư này và Điều 24 Thông tư số 15/2022/TT-BTC”.
Thứ sáu, sửa đổi khoản 1 Điều 32 như sau: "1. Hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và các công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.
Thứ bảy, sửa đổi điểm e khoản 2 Điều 36 như sau: "e) Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho lao động nông thôn là người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn nông thôn gồm: Các thôn, các xã, các huyện, các thị xã và thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương”.
Được biết, Thông tư số 17/2022 hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại 2 tiểu dự án và một nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Đó là: Tiểu dự án 1 "Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn” trong Dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi” trong Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Nội dung số 09 "Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường” trong Nội dung thành phần số 03 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Quyết định số 29/QĐ-BCĐCTMTQG về Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã nêu rõ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sớm xây dựng và ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2022.
Đồng thời, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các bộ, cơ quan trung ương liên quan và địa phương cần thực hiện Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH14 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gửi Đoàn giám sát theo Nghị quyết số 52/2022/QH15 của Quốc hội trước ngày 15/7/2023.
Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 dự kiến sẽ tổ chức vào quý II năm 2023.
Ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Chương trình được thiết kế với 7 dự án và 9 tiểu dự án cụ thể.
Tổng ngân sách tối thiểu dành cho chương trình là 75.000 tỷ đồng.
Theo Nhandan.com.vn
Ngày 23/5, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Bộ đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023). Tại tờ trình này, Bộ đề xuất kinh phí hơn 427 tỷ đồng để tặng quà của Chủ tịch nước cho hơn 1,3 triệu người có công với cách mạng.
Những chính sách mới về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực; danh mục máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được; nguyên tắc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội theo hình thức đấu thầu; quy định giá bán lẻ điện sinh hoạt với sinh viên, người lao động thuê nhà có hiệu lực chính từ tháng 6/2023.
(HBĐT) - Ngày 22/5, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh phối hợp với Hội CTĐ thành phố Hà Nội cùng các nhà hảo tâm tổ chức trao tặng học bổng cho học sinh, tặng tiền xây dựng các công trình nhân đạo cho người dân xã Đồng Tân (Mai Châu).
(HBĐT) - Tính đến ngày 31/12/2022, toàn tỉnh có 7.702 hộ người có công (NCC), hộ nghèo có khó khăn về nhà ở được thụ hưởng chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ NCC với cách mạng, hộ nghèo theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, quá trình thực hiện chủ trương, chính sách này tại tỉnh còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình "Đồng hành cùng em đến trường”, từ năm 2022 đến tháng 4/2023, các đơn vị LLVT trong toàn tỉnh đã vận động ủng hộ quyên góp, mua và trao tặng 227 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nỗ lực vươn lên học tập tốt; trao tặng 21 bộ bàn ghế học sinh, 39 bộ quần áo đồng phục, 55 cặp sách, 2 góc học tập và nhiều phần quà là đồ dùng học tập với tổng trị giá hàng chục triệu đồng.