(HBĐT) - Trồng nấm linh chi đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với những loại nấm thông thường khác. Để có được nấm linh chi sạch, không hóa chất, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã liên kết với các nhà khoa học để có được những hỗ trợ thiết thực trong sản xuất và liên kết với đơn vị bao tiêu sản phẩm, hướng tới xây dựng thương hiệu nấm linh chi Hòa Bình.


HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hòa Bình với ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp, dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm cho bà con. HTX có 12 thành viên và hơn 100 thành viên trong chuỗi liên kết sản xuất trồng cây sachi ở xã Hòa Bình và một số xã ở huyện Đà Bắc. Năm 2016, HTX liên kết với một doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh bắt đầu làm mô hình nấm linh chi. Doanh nghiệp cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm thô cho HTX. 1 kg giống cho 100 giá thể, năm đầu tiên khi chưa có kinh nghiệm tỷ lệ thất thoát cao.Sang năm thứ 2, xã viên nắm bắt được quy trình kỹ thuật lượng thất thoát ít hơn, năm 2017, HTX thực hiện 2 vạn giá thể. Năm 2018, HTX làm 3 vạn giá thể, đầu năm 2019 đang vào 2 vạn giá thể. Năng suất thực tế1 vạn giá thể cho thu 7 tạ nấm tươi.Ngoài ra, HTX thực hiện ươm cây giống sachi và chuyển giao kỹ thuật trồng cây sachi và thu mua hạt sachi cho bà con nông dân.


Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) kiểm tra sản phẩm nấm linh chi sản xuất theo quy trình nuôi bán tự nhiên, bảo đảm chất lượng.

Chị Lê Thị Nga,Giám đốc HTXcho biết: Mục tiêu và chiến lược phát triển của HTX là luôn tạo điều kiện để các thành viên tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanhthông qua việc tổ chức lại quy mô sản xuất, ứng dụng nhanh các tiến bộ KH-CN,cung cấp các sản phẩm dịch vụ đầu vào giá rẻ, các sản phẩm đầu ra đủ lớn, bảo đảm chất lượng,địa chỉ tin cậy, mở rộng diện tích sản xuất và phát triển nhiều ngành nghề nhằm tạo ra tích lũy ngày càng lớn cho HTX.

Thay vì sử dụng mùn cưa hoặc các phế phẩm nông nghiệp để làm nguyên liệu trồng nấm linh chi theo cách truyền thống, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hòa Bình đã liên kết với Sở KH&CNứng dụng thành công giải pháp sử dụng những khúc gỗ keo để nâng cao hiệu quả nuôi trồng nấm linh chi.

Theo Ban Giám đốc HTX, để loại bỏ mầm bệnh, những khúc gỗkeo được xử lý thanh trùng, bảo đảm hoàn toàn sạch bệnh trước khi đưa vào trồng nấm. Việc HTX sử dụng thân gỗ keo trồng nấm giúp vị đắng của nấm tăng lên, từ đó tăng giá trị của nấm thương phẩm. Bên cạnh đó, làm theo phương pháp này, HTX tận dụng được nguồn gỗ khúc dư thừa và sẵn có tại địa phương, được áp dụng mô hình sản xuất xanh, thân thiện với môi trường. Sản phẩm đáp ứng nhữngquy định tiêu chuẩn khắt khe, chịu sự kiểm định của cơ quan chức năng. 

Nấm linh chi do HTX trồng trên thân gỗ keo bảo đảm sạch, hoạt chất dược liệu cao. Áp dụng công nghệ mới, nấm của HTX bán ra thị trường có giá từ600.000 - 800.000 đồng/kg, lợi nhuận khoảng 40 - 50%. Trong khi đó, trên thị trường hiện nay, nấm linh chi dao động từ khoảng 1 triệu đồng đến vài triệu đồng/kg. Mô hình trồng nấm của HTX hầu như không có chất thải.

Thời gian tới, HTX mong muốn được hỗ trợ để mở rộng sản xuất mô hình trồng nấm và diện tích trồng cây sachi. Đồng thời, tiếp tục liên kết với các đơn vị bao tiêu để xây dựng dây chuyền chế biến, nhằm tạo ra các sản phẩm từ nấm linh chi và sachi đáp ứng nhu cầu trị trường.

 

Đinh Thắng


Các tin khác


Người tạo dựng, đưa thương hiệu “Cà gai leo Yên Thủy” vươn xa

(HBĐT) - Chưa đến 4 năm kể từ khi đặt những bầu giống đầu tiên, vùng dược liệu cà gai leo của huyện Yên Thủy đã tăng lên hàng trăm ha. Cà gai leo được trồng đến đâu, hướng sinh kế của nông dân được mở ra, trở thành "cứu cánh” của người nghèo. Cà gai leo Yên Thủy còn đạt được dấu mốc tự hào: không chỉ vững vàng vị thế trên thị trường nội địa mà đã có mặt tại 3 thị trường ngoài nước gồm Nga, Trung Quốc, Thái Lan. Người có công tạo dựng thương hiệu và đưa dược liệu cà gai leo Yên Thủy vươn xa là anh Bùi Quý Hợi (sinh năm 1983), Giám đốc HTX nông - lâm nghiệp Bảo Hiệu.

Chiến sỹ dân quân khởi nghiệp từ 200 gốc bưởi

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nông trường 2/9 Hòa Bình, nay là Công ty TNHH MTV 2/9 Hòa Bình, sau nhiều năm bôn ba làm ăn trong Nam, ngoài Bắc, năm 2006, anh Tạ Hữu Hậu trở về làm công nhân nông trường, tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ đơn vị.

Khởi nghiệp từ đam mê lan rừng

(HBĐT) - Với niềm đam mê lan rừng, cách đây 8 năm, từ người làm nghề sửa xe máy và buôn bán xe máy cũ, anh Hoàng Ngọc Định ở khu 1, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) đã bỏ công việc gắn bó với mình, quyết định rẽ hướng khởi nghiệp trồng hoa lan.

Chàng thanh niên thành công với mô hình gia công may mặc

(HBĐT) - Chưa từng tham gia các lớp học về may mặc, bản thân còn khá xa lạ với chiếc máy khâu. Tuy nhiên do chịu khó học hỏi, tìm tòi, anh Đinh Thành Hân ở xóm Đồng Mai, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã thành công với mô hình xưởng may gia công quần áo. Qua đó nâng cao thu nhập cho gia đình, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Mật ong Thành An – bước khởi đầu xây dựng sản phẩm đặc trưng

(HBĐT) - Với lợi thế diện tích rừng tự nhiên lớn, người dân bản địa có kinh nghiệm trong nghề nuôi ong lấy mật, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Mỹ Thành, Lạc Sơn đã chỉ đạo và xây dựng thành công thương hiệu mật ong Thành An làm sản phẩm đặc trưng của xã.

Chuyện về những ông chủ “rừng” bưởi trên núi Khả

(HBĐT) - "Cả 4 chúng tôi từng phải ôm nhau khóc giữa núi rừng hoang vu, cô tịch. Bởi sức người có hạn nhưng khó khăn thì vô hạn”. Xoa đôi bàn tay dầy nốt chai, sần, hướng ánh mắt về phía vườn bưởi Diễn đang mùa trĩu quả vàng óng, ông Bạch Công Thế ở xóm Khả Trên, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) mở đầu câu chuyện về con đường làm giàu ở vùng đất nhìn đâu cũng thấy khó khăn, trắc trở một cách tự nhiên, chân chất như chính những con người nơi đây vậy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục