Trong 6 tháng đầu năm, đã có hơn 40.000 lượt khách du lịch đặt chân đến khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp ở huyện vùng cao Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái.


Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. (Nguồn: TTXVN)

Những năm gần đây, huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn chú trọng phát huy lợi thế về du lịch, nhờ đó du khách đến huyện tăng nhanh.

Nếu như năm 2015, có khoảng 20.000 lượt du khách đến Mù Cang Chải thì năm 2018, con số này tăng lên 90.000 lượt người, trong đó có 10.000 lượt khách nước ngoài.

Riêng 6 tháng đầu năm, đã có hơn 40.000 lượt khách đặt chân đến khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp ở huyện vùng cao này.

Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên cho biết nắm bắt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hằng năm, Huyện ủy đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thực hiện tốt Nghị quyết số 19 của Huyện ủy về "Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mông huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020"; Nghị quyết số 11 Hội đồng Nhân dân huyện về việc điều chỉnh, bổ sung Đề án "Phát triển du lịch, dịch vụ gắn với Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang và Di tích lịch sử quốc gia nơi thành lập Đội du kích Khau Phạ huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025."

 Huyện chỉ đạo khảo sát, kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể và bảo tồn, khôi phục, phát huy di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, gắn với phát triển du lịch.

Huyện Mù Cang Chải tiếp tục xây dựng mô hình dòng họ văn hóa gắn với tự quản về an ninh trật tự, chăm sóc bảo vệ rừng, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Đặc biệt, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch, nhất là bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch.

Huyện chú trọng tuyên truyền cho người dân đổi mới tư duy, phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch văn hóa-tín ngưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm và du lịch cộng đồng gắn với các hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc... nhằm giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước về những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông, Thái nơi đây.

Đi đôi với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, huyện Mù Cang Chải còn chú trọng thu hút đầu tư để phát triển du lịch. Điển hình như Dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng Mù Cang Chải tại xã Chế Cu Nha, hang động Pú Cang tại xã Nậm Khắt...

Huyện cũng chú trọng phát triển trồng rừngtrồng cây xanh tạo cảnh quan du lịch. Mới đây, huyện Mù Cang Chải triển trồng cây xanh, trồng cây sơn tra dưới tán rừng tự nhiên phòng hộ dọc Quốc lộ 32 trên địa bàn huyện để tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc và tạo cảnh quan du lịch.

Từ cuối tháng 7/2019, huyện triển khai trồng hơn 100ha cây sơn tra (cây táo mèo) dưới tán rừng tự nhiên để tăng thu nhập cho người dân và trồng hơn 11 cây hoa bản địa dọc quốc lộ 32 tạo cảnh quan cho du lịch.

Dự kiến đến ngày 10/8, huyện sẽ hoàn thành trồng 200ha cây sơn tra và 27km cây hoa bản địa theo kế hoạch./.

 

                    Theo TTXVN

Các tin khác


Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục