(HBĐT) - Giai đoạn 2016 - 2020, lĩnh vực du lịch của huyện Tân Lạc tăng trưởng đạt 32%. Trong đó, tăng về lượt khách đạt 16,6%, tăng về thu nhập đạt 37,2%, tăng về lao động đạt 42,3%. Trong 9 tháng năm 2020, doanh thu từ du lịch trên địa bàn huyện ước đạt 15,6 tỷ đồng. Những con số này cho thấy huyện đã từng bước phát huy được tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch.


Người dân xã Vân Sơn (Tân Lạc) đầu tư cơ sở vật chất phát triển du lịch cộng đồng.

Từng bước hình thành không gian du lịch chính

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện hiện có 19 điểm di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh được bảo vệ và khai thác. Trong đó, 6 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 3 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 9 điểm được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê, 1 điểm dừng chân tại đèo cua Đá trắng. Từ đây, huyện đã hình thành 3 không gian du lịch chính: không gian phía Bắc, gồm các xã: Phú Cường, Suối Hoa, Phú Vinh; không gian phía Nam gồm các xã: Phong Phú, Vân Sơn, Ngổ Luông; không gian trung tâm gồm thị trấn Mãn Đức và các xã lân cận như: Tử Nê, Thanh Hối. Đồng thời, huyện cũng xác định rõ các vùng tiềm năng để thúc đẩy phát triển du lịch của huyện là vịnh Ngòi Hoa (xã Suối Hoa), khu vực hồ Trọng, xóm Kem (xã Phong Phú), xóm Trăng Tà (xã Nhân Mỹ), xóm Đá (xã Lỗ Sơn) và các xã vùng cao của huyện.

Những năm qua, để tạo điểm nhấn cho du lịch, từng bước hình thành các không gian du lịch chính, huyện đã triển khai kế hoạch trồng đào ven đường các tuyến đường vùng cao, nhằm tạo hình ảnh đặc trưng cho sản phẩm du lịch các xã vùng cao. Gần đây, huyện phối hợp Sở VH-TT&DL hoàn thiện hồ sơ để UBND tỉnh công nhận 2 di tích danh lam thắng cảnh là hang Núi Kiến, xã Vân Sơn và thác Trăng, xã Nhân Mỹ. Đồng thời, xây dựng đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp gắn với phát triển du lịch của địa phương tại các xã vùng cao. Từng bước triển khai thực hiện đề án bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển điểm du lịch cộng đồng xóm Ngòi, xã Suối Hoa, cũng như phát triển du lịch cộng đồng huyện Tân Lạc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ngày 21/7/ 2016, Huyện ủy Tân Lạc đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU về "phát triển du lịch huyện Tân Lạc giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Nghị quyết đã từng bước đi vào cuộc sống, làm cho du lịch huyện bước đầu có những thay đổi, tạo tiền đề thu hút nhà đầu tư quan tâm vào lĩnh vực phát triển du lịch tại huyện.

Tranh thủ nguồn lực đầu tư phát triển du lịch

Để phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện tích cực tranh thủ các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch. Đồng chí Đinh Sơn Tùng, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Huyện luôn tạo điều kiện thuận lợi về chủ trương hỗ trợ các nhà đầu tư có tiềm năng đến khảo sát, nghiên cứu lợi thế phát triển du lịch. Thường xuyên tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành chức năng lập dự án xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các khu du lịch trên địa bàn. Hàng năm, huyện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng về giao thông, điện, nước. Hiện, huyện đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng cấp đường vành đai thị trấn Mãn Đức, các tuyến đường liên xã, bê tông hóa đường GTNT. Tính đến nay, trên địa bàn đã thu hút 10 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch. Trong đó, 5 dự án được UBND tỉnh quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, tổng số vốn trên 1.829 tỷ đồng; 5 dự án đang trong quá trình thẩm định, xin ý kiến và trình phê duyệt chủ trương đầu tư.

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế sẵn có, các ngành thương mại, dịch vụ bước đầu có sự phát triển khá toàn diện, đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng mở rộng, các loại hình dịch vụ: Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống chất lượng cao từng bước được hình thành, tập trung tại khu vực trung tâm thị trấn Mãn Đức và trung tâm các xã. Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa tâm linh gắn với lễ hội có nhiều khởi sắc. Việc khôi phục các lễ hội truyền thống, duy trì nghề truyền thống, giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bước đầu tạo thành những sản phẩm độc đáo, mang nét đặc trưng của Tân Lạc phục vụ du lịch.

Dương Liễu


Các tin khác


Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục