Làng Văn hóa du lịch cộng đồng (LVHDLCĐ) dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (Mèo Vạc- Hà Giang) là nơi tập trung nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông.



Làng văn hóa du lịch cộng đồng Pả Vi Hạ được quy hoạch tổng thể.

Ông Nguyễn Văn Lưu, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Mèo Vạc cho biết: Làng được quy hoạch tổng thể. Theo đó, hạ tầng của làng du lịch văn hóa cộng đồng Pả Vi Hạ vào làng cũng được đầu tư bài bản. Giao thông nội thôn có bề mặt lát bằng đá, hai bên đường trồng cây đào cảnh quan. Trong làng, có nhà văn hóa thôn, nhà trưng bày theo mẫu truyền thống của người Mông, có khu sân chơi được dùng làm nơi biểu diễn văn hóa, văn nghệ truyền thống. Hiện các hạng mục như bãi đỗ xe, đường giao thông, nhà văn hóa, nhà trưng bày, khu chăn nuôi tập trung và trồng cỏ, khu dịch vụ spa… đã hoàn chỉnh. Các mô hình của 28 hộ được yêu cầu phải theo thiết kế chung của quy hoạch.

Ngoài mặt bằng, đường giao thông thuận tiện, toàn bộ người dân trong làng là đồng bào người Mông. Trong làng, hiện còn một số nghệ nhân nòng cốt. Làng văn hóa không chỉ giúp địa phương bảo tồn, quảng bá văn hoá dân tộc Mông, mà còn là mô hình đại diện cho toàn bộ người Mông nói chung. Ngoài phục vụ khách du lịch, thì nơi này là điểm đến của bà con người Mông để sinh hoạt, thưởng thức và tìm hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống dân tộc mình.

Ông Nguyễn Văn Quyết, chủ dịch vụ homestay và quán ăn phục vụ khách du lịch tại Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, chia sẻ: Gia đình làm dịch vụ homestay với quán ăn, sân chơi cho du khách, các món ăn dân tộc Mông là chủ yếu. Homestay theo lối kiến trúc truyền thống dân tộc Mông kết hợp với hiện đại, có khoảng 20 phòng nghỉ với giá 200.000 – 350.000 đồng/phòng/ngày với phòng cộng đồng và 1,2 triệu đồng với phòng VIP. Homestay có phục vụ cà phê và đồ uống và có gian hàng trưng bày đồ lưu niệm như: Thổ cẩm, các vật dụng sinh hoạt thường ngày của đồng bào Mông… Gia đình và các hộ khác trong làng được tập huấn nghiệp vụ du lịch để  thực hiện đúng chuẩn mực thân thiện, minh bạch giá cả, đảm bảo vệ sinh môi trường trong các khâu ăn uống và trải nghiệm…

Ông Nguyễn Văn Lưu, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Mèo Vạc cho biết: Làng Văn hóa cộng đồng thôn Pả Vi Hạ khởi công vào cuối năm 2016 và đi vào hoạt động từ năm 4/2019. Dân tộc Mông là tiêu biểu đặc sắc của huyện Mèo Vạc nên tỉnh Hà Giang đã ban hành đề án xây dựng Lằng Văn hóa cộng đồng thôn Pả Vi Hạ. Lượng khách đến đây đông chiếm 2/3 lượng khách đến địa bàn.

Thường khách đi du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn khi đi qua đèo Mã Pí Lèng, trải nghiệm du đi thuyền trên dòng sông Nho Quế đều dừng trên tại Làng văn hóa cộng đồng thôn Pả Vi Hạ. Khi đến đây, du khách sẽ hiểu rõ hơn về kiến trúc dân tộc Mông và đời sống sinh hoạt qua trang phục, ẩm thực.... Những tuần lễ văn hoá thường xuyên được tổ chức tại huyện Mèo Vạc để thúc đẩy du lịch như Lễ hội hoa đào, Lễ hội hoa tam giác mạch, chợ tình Khâu Vai, ngày hội văn hóa dân tộc Mông, Festival khèn Mông… "Chỉ tính riêng Chợ tình Khâu Vai, mỗi năm đã thu hút khoảng 30.000 lượt khách. Khách quốc tế đến với Mèo Vạc ngày càng nhiều. Hoạt động kinh tế du lịch từ chỗ đạt vài chục tỷ đồng, đến nay, riêng doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống của huyện ước đạt khoảng 130 tỷ đồng/năm" ông Nguyễn Văn Lưu cho biết.

"Kêt hợp với các danh thắng và chợ phiên, mê cung đá sẽ là chuỗi điểm nhấn thu hút khách. Năm 2020, huyện Mèo Vạc tổ chức lễ hội văn hóa dân tộc Mông tại Làng để quảng bá tới du khách điểm nhấn trên hành trình khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn. Văn hóa dân tộc Mông đã được bảo tồn tôt hơn và phục vụ phát triển du lịch. Trong bối cảnh bình thường mới, tất cả các điểm đều thực hiện phòng dịch như có nước sát khuẩn, tạo mã QR code và theo dõi hành trình khách.”, ông Nguyễn Văn Lưu chia sẻ.

Mô hình làng văn hoá du lịch cộng đồng dân tộc Mông gắn với xây dựng nông thôn mới ở thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi đã tạo sự đột phá về kinh tế, mang lại môi trường sống và lao động sản xuất tốt cho người dân địa phương, lại bảo tồn được văn hoá dân tộc bản địa. Mô hình này đã được nhân rộng, không chỉ ở Mèo Vạc mà trên toàn tỉnh Hà Giang.


                                    Theo Baotintuc

Các tin khác


Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục