(HBĐT) - Đến với du lịch cộng đồng (DLCĐ) huyện Đà Bắc, du khách nhớ ghé thăm Đá Bia (nay thuộc xóm Đức Phong, xã Tiền Phong). Nơi đây là một trong rất ít những nơi sinh sống tập trung của cộng đồng người Mường Ao Tá. Bà con còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.


Du khách trải nghiệm hình thức bán hàng độc đáo ở quán tự giác tại điểm du lịch Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc).

Để đến Đá Bia có thể đi theo tuyến đường bộ xuất phát từ TP Hòa Bình qua thị trấn Đà Bắc, sau đó khám phá thêm một chặng đường dài qua nhiều bản làng. Nhiều người chọn cách thứ 2 là đi từ bến Thung Nai (Cao Phong), tuy cũng mất chừng ấy thời gian nhưng du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị hơn khi đi thuyền, ngắm cảnh sắc vùng hồ Hòa Bình sơn thủy hữu tình trước lúc vào bờ và bắt đầu hành trình thăm bản.

Cuộc sống ở bản rất yên bình. Nhà ở của các gia đình đều là nhà sàn Mường truyền thống, có view nhìn ra hồ vô cùng thoáng đãng, mát mẻ. Trong những năm gần đây, nhận thấy tiềm năng DLCĐ, nhằm thúc đẩy mục tiêu xây dựng mô hình cải thiện sinh kế, dự án được thực hiện bởi tổ chức phi chính phủ Úc (AOP) đã hỗ trợ tài chính và hướng dẫn, giúp đỡ người dân trong xóm làm DLCĐ. Việc cải tạo nhà ở của các hộ vẫn giữ nguyên kiến trúc nhà sàn cùng nhiều tiện ích. Cũng từ đây, tại bản hình thành các homestay đáp ứng nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ, đồng thời kết nối, cung cấp nhiều dịch vụ trải nghiệm đến du khách.

Trong nhiều phong tục, tập quán mà người dân Đá Bia lưu giữ, "quán tự giác” là nét văn hóa riêng có của người Mường Ao Tá. Với hình thức bán hàng độc đáo, không có người bán đã khơi gợi trí tò mò và để lại ấn tượng mạnh đối với du khách. Bà con ở đây cho biết loại hình có từ rất lâu đời, trở thành niềm tự hào và minh chứng cho tinh thần tự giác, tính gắn kết cộng đồng. "Quán tự giác” thường bày bán các mặt hàng nông sản như ngô nếp, chuối, khoai lang, măng, mộc nhĩ, rau rừng… Trong mỗi sọt hàng có niêm yết giá để bất cứ ai đi qua có nhu cầu lấy mang về và tự giác bỏ tiền vào giỏ.

Với hơn 40 hộ, cuộc sống của cộng đồng người Mường Ao Tá ở Đá Bia có nhiều đổi thay từ khi xây dựng khu DLCĐ. Năm 2019, khu DLCĐ Đá Bia vinh dự nhận giải thưởng DLCĐ ASEAN, qua đó khẳng định chất lượng, sự chuyên nghiệp và sức hút của khu du lịch. Đồng thời giúp quảng bá, giới thiệu hình ảnh, con người, văn hóa bản địa tới bạn bè trong nước, quốc tế.

Đá Bia từng đón rất nhiều đoàn khách nước ngoài và khách nội địa, nhiều nhất vẫn là các đoàn khách đi theo nhóm bạn, nhóm gia đình. Cùng với cảnh quan rừng núi, sông nước, môi trường, khí hậu trong lành thì những phong tục, tập quán đẹp, thái độ ứng xử thân thiện, văn minh của người dân trong bản được du khách đánh giá hài lòng. Đến đây, bên cạnh cảm giác được chinh phục thiên nhiên, du khách được trải nghiệm không gian văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân bản xứ. Thưởng thức ẩm thực của người Mường Ao Tá, chủ yếu lấy từ nguồn tự cung, tự cấp như gà chạy bộ, lợn thả rông, cá sông Đà, rau rừng đồ... được chế biến với hương vị riêng, lạ miệng, đậm đà. Lưu trú tại các nhà nghỉ cộng đồng, đi bộ hoặc đạp xe thăm thú bản làng, tìm hiểu truyền thống của người Mường vùng hồ, tham gia hoạt động đánh bắt cá và hoạt động trải nghiệm gói bánh ốc, chèo mảng, chèo thuyền kayak… sẽ rất hấp dẫn đối với du khách.

Bùi Minh


Các tin khác


Xã Bao La - điểm dừng chân lý tưởng của du khách

(HBĐT) - Với trên 80% đồng bào dân tộc Thái sinh sống, xã Bao La (Mai Châu) có khí hậu mát mẻ, địa hình bao quanh bởi núi đồi, ruộng bậc thang, thác nước và những dòng suối uốn lượn chảy quanh năm… Đó là những tiềm năng, lợi thế sẵn có để địa phương khai thác phát triển du lịch, trong đó, điểm nhấn là xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng (DLCĐ).

Ðẩy mạnh quảng bá thu hút khách du lịch quốc tế

Những ngày qua, hàng loạt chuyến bay chở khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo chương trình đón khách thí điểm đã làm ấm lại thị trường du lịch quốc tế sau thời gian dài "đóng băng" vì dịch bệnh. Cùng với sự chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện bảo đảm đón khách an toàn, việc đẩy mạnh truyền thông, quảng bá du lịch, nhất là ở những thị trường trọng điểm được xác định là nhiệm vụ then chốt để thu hút du khách, tạo đà phát triển du lịch quốc tế.

Làng văn hóa du lịch Lô Lô Chải – điểm đến với nhiều du khách

Trong vài năm trở lại đây, làng văn hóa du lịch Lô Lô Chải nằm dưới chân Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, đỉnh chóp nón cực Bắc Tổ quốc thuộc xã Lũng Cú (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) luôn là điểm thu hút khách.

Từng bước phục hồi du lịch quốc tế

Trong mấy ngày gần đây, những chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên đã đưa khách du lịch quốc tế trở lại miền trung theo chương trình thí điểm "hộ chiếu vắc-xin” của Chính phủ. Yêu cầu đặt ra cao nhất là các ngành chức năng phải phối hợp chặt chẽ, linh hoạt, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động bình thường mới; khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện.

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cho các thế hệ mai sau

1.793 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có ba di sản được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại, một di sản nằm trong Danh mục cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO, một Di sản tư liệu thế giới, 26 di sản trong Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, có thể nói ít có địa phương nào "giàu có" di sản văn hóa phi vật thể như Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục