(HBĐT) - Hiện đang là thời gian cao điểm mùa lễ hội xuân, lượng khách du lịch đến thăm quan, chiêm bái khu vực hồ Hòa Bình tăng lên đáng kể, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT). Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành, đơn vị, địa phương liên quan tập trung triển khai giải pháp đảm bảo trật tự ATGT đường thủy nội địa khu vực hồ Hòa Bình.


Lượng phương tiện và khách du lịch hồ Hòa Bình tăng lên đáng kể những ngày đầu xuân năm 2022.

Thống kê của ngành chức năng, trên khu vực hồ có 274 phương tiện hoạt động, gồm 236 phương tiện vận tải khách, còn lại là phương tiện vừa chở hàng vừa chở khách. Trong số này có 141 phương tiện chưa đăng ký; 128 phương tiện đã đăng ký, đăng kiểm. Hiện có 98 phương tiện còn hạn đăng kiểm, 30 phương tiện đã hết hạn đăng kiểm chưa thực hiện đăng kiểm lại theo quy định. Công tác quy hoạch, quản lý hoạt động cảng, bến, phương tiện vận tải tiếp tục được chú trọng. Nhiều năm nay, hoạt động vận tải khu vực hồ Hòa Bình được tăng cường, ý thức chấp hành quy định về bảo đảm trật tự ATGT đường thủy được nâng lên đáng kể, chưa xảy tai nạn đáng tiếc. Tuy vậy, vẫn còn những yếu tố tiềm ẩn gây mất ATGT. Các ngành chức năng, đơn vị liên quan đẩy mạnh các biện pháp quản lý hoạt động vận tải khu vực hồ Hòa Bình. 

Đồng chí Lê Xuân Cử, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh cho biết: Ban phối hợp các ban, ngành, địa phương triển khai các giải pháp bảo đảm ATGT, trong đó tập trung tuyên truyền quy định của pháp luật về trật tự ATGT, công tác phòng, chống dịch Covid-19; công khai số điện thoại tiếp nhận, xử lý các vấn đề liên quan đến công tác đảm bảo trật tự ATGT tại các cảng, bến thủy nội địa; lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác đảm bảo ATGT tại bến Thung Nai và cảng Bích Hạ, xử lý vi phạm đối với phương tiện, bến cảng thủy nội địa vi phạm quy định về ATGT đường thủy nội địa. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quách Tất Liêm yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện các biện pháp triển khai quyết liệt những nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo trật tự ATGT đường thủy nội địa mùa lễ hội xuân Nhâm Dần 2022. Theo đó, yêu cầu các ban quản lý cảng, bến thủy nội địa thực hiện nghiêm quy định về hoạt động cảng, bến; duy trì trạng thái hoạt động của cảng, bến bảo đảm an toàn; chỉ xếp khách lên phương tiện có đủ điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa; thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường khu vực cảng, bến; đồng thời, quán triệt chủ phương tiện chở khách yêu cầu 100% hành khách và thuyền viên mặc áo phao trước khi cho phương tiện rời bến. Kiểm tra số lượng, chất lượng dụng cụ cứu hỏa, cứu đắm, đảm bảo các dụng cụ luôn trong tình trạng còn sử dụng tốt; có bảng nội quy hướng dẫn an toàn cho khách và thuyền viên. Tuyên truyền hành khách thực hiện thông điệp "5K" phòng, chống dịch Covid-19...

Lực lượng chức năng liên quan xử lý nghiêm phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường thủy nội địa không đủ điều kiện lưu hành, nhất là các hành vi: Không đăng ký, đăng kiểm, chở quá khổ, quá tải, quá số người quy định, neo đậu tàu thuyền không đúng quy định. Lập đường dây nóng, công khai số điện thoại trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các cảng, bến, phương tiện thủy nhằm kịp thời tiếp nhận phản ánh của người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm đối với phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa trên sông Đà và hồ Hòa Bình. Với phương tiện cố tình vi phạm, ngoài xử phạt vi phạm hành chính còn xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động của phương tiện từ 1 - 2 tháng. UBND các huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Thủy và TP Hòa Bình tuyên truyền chủ phương tiện hoạt động vận tải đường thủy nội địa chấp hành đầy đủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải; thực hiện nghiêm quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ nội địa... Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, "Cảng bến sông an toàn”… trên tuyến đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý, xây dựng, phát triển các mô hình văn hóa như: Đoạn, tuyến sông văn hóa - an toàn, cụm cảng, bến văn hóa, văn minh, an toàn…

L.C

Các tin khác


Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Để du lịch Đồng bằng sông Cửu Long có bước phát triển bứt phá, tương xứng với tiềm năng, lợi thế to lớn của vùng, việc đẩy mạnh liên kết để hình thành các tour, tuyến, sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, mang tính đặc thù là hướng đi cần được quan tâm hàng đầu.

Du lịch Nha Trang hòa quyện với đời sống văn hóa​

Thành phố biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) nằm bên vịnh biển cùng tên và được công nhận là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Đã từ lâu, Nha Trang trở thành một điểm đến đầy cuốn hút cho hàng triệu du khách gần xa, trong nước và quốc tế.

Nét đẹp Việt 2024: Quảng bá du lịch quốc gia trên Tiktok

Nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, quảng bá, truyền thông cho du lịch Việt Nam, vừa qua tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội 2024 - VITM Hanoi 2024, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Truyền hình Quốc hội Việt Nam và TikTok Việt Nam để xây dựng, thực hiện các chương trình giới thiệu về du lịch Việt Nam.

Huyện Cao Phong đa dạng các sản phẩm du lịch vùng lòng hồ

Bên cạnh loại hình du lịch cộng đồng, các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Cao Phong là Thung Nai, Bình Thanh có nhiều tiềm năng về địa lý, tự nhiên và môi trường phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Nơi đây còn có điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh, nhất là vào dịp đầu năm.

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu - Điểm đến hấp dẫn

Cách Hà Nội khoảng 150km Khu du lịch quốc gia Mộc Châu vừa là cửa ngõ của tỉnh Sơn La, vừa là cầu nối du lịch thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh vùng Tây Bắc, được đánh giá là một trong những khu du lịch quốc gia quan trọng nhất trên hành lang du lịch "Qua miền Tây Bắc” trên tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ 6.

Đẩy nhanh tiến độ khu du lịch Robinson - cần hỗ trợ từ cơ quan chức năng

Thời gian qua, dự án khu du lịch thiên nhiên Robinson được cho là chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thay đổi về quy mô dự án. Để dự án sớm đưa vào hoạt động rất cần sự vào cuộc hỗ trợ từ các cấp chính quyền cũng như sự tích cực hơn nữa của chủ đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục