(HBĐT) - Huyện Cao Phong được biết đến với nhiều điểm du lịch sinh thái, tâm linh hấp dẫn. Mỗi đền, chùa chứa đựng huyền tích, huyền thoại riêng tạo sức hút với du khách thập phương. Nói về tiềm năng du lịch trong tương lai của huyện Cao Phong không thể không kể đến truyền thuyết Vó Vua, xã Thạch Yên gắn với bức tranh phong cảnh tuyệt vời cùng không khí trong lành nơi đây. 



Cán bộ Sở VH-TT&DL phối hợp với Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Cao Phong và doanh nghiệp ở Hà Nội khảo sát đồi Vó Vua, xã Thạch Yên tháng 7/2021.

Đến Thạch Yên, cùng với được thưởng thức những món ăn truyền thống của đồng bào Mường, chúng ta sẽ được nghe các cụ cao niên nơi đây kể về truyền thống cách mạng hào hùng của Chiến khu cách mạng Thạch Yên - Cao Phong, những câu chuyện huyền bí về chùa Khánh, đặc biệt là tích truyện về sự hình thành của Vó Vua hay Giếng Vua trên đỉnh đồi Thai Bái, xóm Khánh. Tương truyền, ngày xửa, ngày xưa có 2 mẹ con vợ Thánh Tản Viên tên Bà là "Mệ Dạ Hoàng Pà (tức vợ thứ 2 của Thánh Tản Viên)”. Hai mẹ con được Thánh Tản cử giả danh người dân nghèo khổ để đi chu du thiên hạ, mục đích khảo sát dân tình, thử lòng người dân từng vùng và giúp đỡ những người nghèo khổ. Sau khi rời khỏi đất Thiên Quan Lạc Khổ, Bà dẫn người con đi, đi mãi và đến Mường Đai (nay là xã Thạch Yên, huyện Cao Phong). Hai mẹ con tìm đến nhà Ậu Lộc (Bây giờ gọi là thầy cúng). Đang cúng lễ Tền tháng 7, vì nghèo nên lễ Tền chỉ có: Cơm gạo tưới (cơm tẻ đồ), bánh uôi, rau đu đủ, rau tẻ teng, khoai, quả cà… Ậu  Lộc cúng xong, thấy 2 mẹ con đang đói, ông thương tình lấy hết cơm tưới để trong chõ và tất cả rau thập cẩm cho ăn. Khi Bà và con đã ăn no, để tỏ lòng biết ơn, Bà kể về thân thế của mình cho Ậu Lộc nghe và Bà dặn thêm: Để tỏ lòng biết ơn người Mường Đai có lòng tốt đối với mẹ con Bà, sau này ở trên thiên nhìn xuống để còn cho mưa thuận, gió hòa và phù hộ cho người dân Mường Đai. Bà bảo khi rào vườn, rào dậu bằng cây bương, tre, nứa… thì phải rào bạt sấp, bạt ngửa (một bạt bên trong quay vào thì bạt tiếp theo thì bạt bên trong cây quay ra và tiếp theo cứ lần lượt như thế cho đến khi rào xong). Bà dặn thêm, Tẻng Trùng Tền (chữa trùng) của người dân Mường Đai thì lễ khác vùng đất Thiên Quan Lạc Khổ, lễ cúng chỉ cần có: Cơm gạo tưới (cơm tẻ đồ), chân và đuôi trâu, lợn, gà, chó hoặc vịt, bánh uôi, rau đu đủ, rau tẻ teng, khoai, quả cà… là chữa được. Dặn dò Ậu Lộc xong, 2 mẹ con chào gia chủ và tiếp tục đi đến chân đồi Thai Bái (Vó Vua ngày nay). Đến đó, con khát nước, Bà nghĩ giữa nơi rừng thiêng nước độc này lấy đâu ra nước cho con uống, tìm mãi không có một nguồn nước nào. Bà lấy gươm ra cắm xuống đất và nói một câu "Nếu còn xứng là Thiên Tử thì hãy cho con một con đường sống” nói xong Bà rút gươm và một cột nước từ trong lòng đất mọc lên. Thái Tử uống nước và nghỉ ngơi một lát. Sau đó đi giải cách khu vực mó nước khoảng 50m, khi bước qua một hòn đá vết chân của Thái tử còn in lại trên đó. Đến nay, khu đất này không có loại cây cỏ gì mọc lên được. Ý định 2 mẹ con sẽ đóng đô ở trên đỉnh đồi Thai Bái. Nhưng nhìn ngang ra còn thấy Núi Tản nên Bà thay đổi ý định và tiếp tục đi đến Đầm Đa, Lạc Thủy và quyết định đóng đô ở đó.

Từ đấy về sau, người dân Mường Đai đặt tên mó nước đó là Vó Vua (giếng Vua), khu đất quanh đấy là đồi Vó Vua. Để tưởng nhớ đến mẹ con Bà, hàng năm, người dân xóm Đai làm lễ cúng (xôi, gà) và tát giếng vào ngày 28/12 âm lịch. Hàng năm, tiết trời đầu xuân, người dân ở đây đến lấy nước mới, nước mát về gia đình mong cho cuộc sống quanh năm được an lành, hạnh phúc, may mắn, mát mẻ….

Đồng chí Bùi Yến Minh, cán bộ Phòng VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Nằm trong khu rừng nguyên sinh xóm Khánh, Vó Vua là giếng nước cao hơn mực nước biển khoảng 1.000m với dòng nước mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Vó nước và bãi đất đen còn lưu lại nơi đây gắn với lời ca, điệu nhạc, cồng chiêng của ngày hội khuống mùa trên vùng đất Mường Thàng cùng với những câu chuyện kỳ bí bất cứ ai nghe một lần cũng muốn đến để tìm hiểu, khám phá. Quanh Vó Vua là khu rừng trên dưới 1.000m với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, xanh mát, những thảm cỏ, hoa mua, hoa sim trải dọc chiền đồi. Đứng trên đỉnh đồi Vó Vua, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí mát lành, ngắm cảnh đẹp của các vùng xung quanh. Có thể khẳng định, đây sẽ là địa điểm tiềm năng để thu hút khách du lịch trong tương lai đang cần được khai thác, đầu tư và phát triển. Thấy được cảnh đẹp cũng như giá trị của đồi Vó Vua, trong năm 2021 đã có nhiều doanh nghiệp đến rà soát để đầu tư. Hy vọng thời gian tới, có nhà đầu tư thích đáng để tiềm năng cảnh vật, thiên nhiên và giá trị của vùng đất này được khai thác, phát huy hiệu quả.


Linh Trang

Các tin khác


Khách quốc tế vào Việt Nam phải mua bảo hiểm điều trị COVID-19 mệnh giá tối thiểu 10.000 USD

Một trong những điều kiện khách quốc tế vào Việt Nam du lịch là bắt buộc phải mua bảo hiểm có nội dung điều trị COVID-19, mệnh giá tối thiểu 10.000 USD.

Du lịch Hòa Bình: Sẵn sàng tâm thế để vượt qua đại dịch

(HBĐT) - Đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề và Hòa Bình không phải là ngoại lệ. Lượng khách tụt giảm mạnh, nhưng công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng các sản phẩm du lịch, thu hút đầu tư phát triển du lịch vẫn luôn được phát huy nhằm tạo tâm thế vững vàng vượt qua đại dịch.

Đèo Đá Trắng - điểm đến hút khách du lịch

(HBĐT) - Trên hành trình khám phá các điểm đến vùng Tây Bắc, có một ngọn đèo không quá hiểm trở nhưng vô cùng kỳ thú, hấp dẫn du khách dừng chân, đó là đèo Đá Trắng (còn gọi là đèo Thung Khe). Đèo nằm trên tuyến quốc lộ 6, nối giữa 2 huyện Tân Lạc, Mai Châu, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 120 km.

Triển khai công tác phát triển du lịch năm 2022

(HBĐT) - Ngày 22/2, Ban chỉ đạo du lịch tỉnh tổ chức hội nghị triển khai công tác phát triển du lịch năm 2022. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Khởi sắc du lịch đầu năm

(HBĐT) - Ngành du lịch tỉnh cũng như cả nước đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Có những thời điểm, để phòng, chống dịch bệnh, các tuyến, điểm du lịch phải đóng cửa, người lao động mất việc làm, đơn vị, doanh nghiệp lao đao. Kể từ khi áp dụng chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, lĩnh vực du lịch dần hồi sinh, có tín hiệu tốt trong dịp đầu xuân Nhâm Dần 2022, dự báo cho một năm khởi sắc của ngành du lịch Hòa Bình.

Thu hút khách quốc tế trở lại Việt Nam: Chất lượng dịch vụ và sản phẩm là quan trọng

Ngày 21/2, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin về công tác chuẩn bị mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục