(HBĐT) - Ngày 22/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức hội thảo quảng bá, xúc tiến du lịch huyện Cao Phong năm 2022. Dự hội thảo có lãnh đạo Sở VH-TT&DL, Huyện ủy, UBND huyện; đại diện các cơ quan, đơn vị, địa phương; các doanh nghiệp đang tìm hiểu, xúc tiến đầu tư vào du lịch huyện Cao Phong.


Lãnh đạo UBND huyện Cao Phong phát biểu chủ trì phần tham luận tại hội thảo.

Huyện Cao Phong có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Hiện nay, huyện đang từng bước hình thành, phát triển các sản phẩm du lịch, bao gồm: Du lịch văn hóa cộng đồng (xóm Mỗ, xã Bình Thanh; xóm Tiện, xã Thung Nai...); du lịch tâm linh (chùa Khánh, xã Thạch Yên; đền Bồng Lai và Đông Sơn, thị trấn Cao Phong); du lịch sinh thái (hồ Hòa Bình, quần thể hang động Núi Đầu Rồng...). Toàn huyện có 18 cơ sở kinh doanh lưu trú; 13 nhà hàng có thể phục vụ khoảng 1.200 khách/ngày; 2 hợp tác xã và 1 tổ hợp tác du lịch cộng đồng. Huyện cũng đang tích cực thu hút dầu tư, phát triển các dự án du lịch trên địa bàn, trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Khu không gian văn hóa Mo Mường Hòa Bình tại xã Hợp Phong. 

Tuy được đánh giá cao về tiềm năng, lợi thế nhưng đến nay, du lịch huyện Cao Phong phát triển chưa xứng tầm. Bình quân mỗi năm, huyện đón được khoảng 300.000 lượt khách du lịch, doanh thu đạt khoảng 20 tỷ đồng, mới chiếm khoảng 10% trong cơ cấu kinh tế của huyện… Chính vì thế, huyện chủ trương đẩy mạnh các giải pháp nhằm phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn., xây dựng huyện Cao Phong thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, phong phú, giàu sức hút. 

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến sự phát triển của du lịch Cao Phong hiện nay. Qua đó, kiến nghị các giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn, huy động và kết nối nguồn lực để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, thúc đẩy du lịch Cao Phong phát triển theo hướng bền vững.

Tiếp thu ý kiến tại hội thảo, UBND huyện Cao Phong sẽ bổ sung, hoàn thiện các kế hoạch phát triển du lịch của huyện trong thời gian tới, trước mắt là giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.  


T.T

Các tin khác


Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục