Tỉnh Cà Mau vừa phê duyệt kinh phí hơn 1.400 tỷ đồng để đầu tư, làm các khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, ở VQG U Minh Hạ. Thời gian thực hiện đề án từ nay đến năm 2030.


Một góc Vườn Quốc gia U Minh Hạ. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Trên cơ sở đó, Vườn Quốc gia U Minh Hạ sẽ tổ chức thực hiện đề án tại 2 phân khu chức năng với tổng diện tích hơn 1.300 ha, gồm: phân khu dịch vụ hành chính với diện tích trên 743ha và một phần phân khu phục hồi sinh thái với diện tích gần 575 ha.

Theo đó, khi khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ được hoàn thành sẽ có 6 khu chức năng phục vụ du khách, cụ thể như: khu đón tiếp du khách; khu du lịch sinh thái; khu vườn sưu tập động, thực vật và vườn dược liệu; khu tái hiện làng rừng và các làng nghề truyền thống; khu nghỉ dưỡng và khu trồng cây lưu niệm.

Ngoài ra, bên cạnh đầu tư xây dựng các tuyến nội bộ kết nối thì còn kết nối đồng bộ với các tuyến du lịch lân cận khác như: khu du lịch Hòn Đá Bạc, khu du lịch sinh thái Sông Trẹm, các hộ du lịch cộng đồng và kết nối các khu, điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh.

Tỉnh Cà Mau kỳ vọng, khi đề án hoàn thành không chỉ góp phần phát triển du lịch ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ được bền vững mà đây còn là điều kiện cần thiết để thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo tồn, phát triển hệ sinh thái rừng tràm và đa dạng sinh học của vùng đất U Minh Hạ.

Vườn Quốc gia U Minh hạ cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30 km, có diện tích hơn 8.250 ha, nằm trên địa phận hai huyện Trần Văn Thời và U Minh. Năm 2009, cùng với Cù Lao Chàm - Quảng Nam, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Những năm qua, Vườn Quốc gia U Minh Hạ có nhiệm vụ bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn; bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật quý, các giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Du lịch Hòa Bình đón 195.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5), du lịch tỉnh Hòa Bình đón 195.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và khám phá. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách đến tăng 14,7%, trong đó có 20.000 lượt khách quốc tế, tăng 33,3%; 175.000 lượt khách nội địa, tăng 6,1%.

Khởi sắc du lịch Hòa Bình

Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2023 có mức tăng trưởng tốt cho thấy sự phục hồi tích cực, tạo đà để du lịch Hòa Bình khởi sắc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định, du lịch của tỉnh đang phát triển thuận lợi, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng.

Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục