Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.


Cây thông ánh sáng được thắp sáng mở đầu cho chuỗi hoạt động Lễ hội Đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 tại Đà Nẵng.

Năm nay là năm đầu tiên thành phố tổ chức Lễ hội Đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 trong 20 ngày từ (14/12/2024 đến 2/1/2025) tại 3 địa điểm chính là khu vực sàn cảnh quan hai bờ cầu Rồng với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ, trong đó có: Thắp sáng cây thông ánh sáng cao 20m; Phiên chợ Đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025, Không gian ẩm thực Việt Nam – Quốc tế... nhằm gia tăng trải nghiệm và tạo dấu ấn đặc biệt đối với người dân, du khách.

Từ ngày 5/12/2024 đến 3/1/2025, Nhà ga hành khách quốc tế Đà Nẵng tổ chức chuỗi hoạt động  này để tạo sự bất ngờ, niềm vui cho hành khách khi đến thành phố. Hành khách sẽ được xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia các trò chơi và mua sắm với các chương trình ưu đãi đặc biệt, giảm giá hấp dẫn, quà tặng cho hành khách trong suốt mùa lễ hội. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, Nhà ga sẽ tiếp tục tạo ra không gian Tết rực rỡ, kết hợp với các sự kiện và trải nghiệm đặc biệt.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã cùng thành phố tung ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo như: Tổ chức Lễ hội Noel - Năm mới 2025; công bố chiến dịch "Da Nang Food Tour"; triển khai chính sách thu hút khách du lịch MICE, du lịch cưới; tiếp tục xúc tiến mở các đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng. Điển hình, chiến dịch "Da Nang Food Tour" tung ra gồm các hoạt động chính như: Hộ chiếu ẩm thực Đà Nẵng; bản đồ số ẩm thực... Từ ngày 15/12/2024 - 15/3/2025, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phát hành hơn 10.000 hộ chiếu ẩm thực bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh miễn phí để du khách trải nghiệm ẩm thực trong nước và quốc tế tại 50 địa điểm ẩm thực tiêu biểu trên địa bàn thành phố. Sở Du lịch đã xây dựng website www.foodtourdanang.vn làm bản đồ số ẩm thực để giúp khách du lịch khám phá thế giới ẩm thực đặc sắc của thành phố với 400 địa điểm ẩm thực uy tín, chất lượng.

Bà Lê Thị Bích Hương, Giám đốc Truyền thông và Marketing Khu du lịch Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài cho hay, dịp lễ Noel và chào đón năm mới 2025, Khu du lịch đã tung ra các sản phẩm mới như: Làm thiệp thủ công – gửi lời yêu thương, Ông già Noel biểu diễn tạo hình bong bóng và gửi tặng món quà bất ngờ cho các em nhỏ, cùng hoạt động nguyện ước trong năm mới... Khu du lịch tiếp tục đầu tư, nâng cấp và cho ra mắt nhiều hạng mục, sản phẩm dịch vụ mới như: gói Pickleball – khu thể thao, Công Viên Khủng Long mở rộng, Vườn Chim (Bird Garden), Khu Rừng Tình Yêu (Love Forest)... nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn trong dịp lễ này.

Theo Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Trương Thị Hồng Hạnh, năm 2024 hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, ước dự kiến đạt 10,3 triệu lượt khách lưu trú, khẳng định thương hiệu điểm đến hấp dẫn, an toàn, được vinh danh với rất nhiều giải thưởng, bình chọn của du khách trong nước và quốc tế. Năm 2025, ngành du lịch thành phố Đà Nẵng đặt chỉ tiêu đón tổng lượt khách lưu trú ước đạt hơn 10,5 triệu lượt, tăng 6% so với năm 2024, trong đó, khách quốc tế và doanh thu lưu trú, ăn uống, lữ hành đều đặt chỉ tiêu tăng cao trên 10% so năm trước. Điều đó cho thấy, du lịch tiếp tục là một trong những ngành kinh tế trọng điểm góp phần vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Dấu ấn phát triển du lịch cộng đồng ở huyện vùng cao Đà Bắc

Sau gần 10 năm phát triển, mỗi năm mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) ở huyện vùng cao Đà Bắc thu hút hơn 3.500 khách, chủ yếu là người nước ngoài. Qua đó đem lại doanh thu ổn định, giúp người dân địa phương nâng cao thu nhập.

Huyện Cao Phong xây dựng điểm đến du lịch hấp dẫn vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng đất Mường Thàng - Cao Phong đang đẩy mạnh khai thác lợi thế để phát triển du lịch.

Đón “thời điểm vàng” để kích cầu thương mại và du lịch

Dịp cuối năm được xác định là "thời điểm vàng” để kích cầu thương mại và du lịch. Vì thế, nhiều hoạt động được tổ chức với quyết tâm nắm bắt những tín hiệu tốt từ thị trường, tăng cường nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Khám phá điểm du lịch cộng đồng trên đỉnh Thung Mây

Xã Vân Sơn có khí hậu mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, những ngọn núi sớm tối được bao phủ bởi mây nên còn có tên gọi "Thung Mây”. Nếu từng đến nơi này, du khách nhớ dừng chân ghé thăm cộng đồng xóm Chiến để trải nghiệm nhiều điều thú vị, đón nhận tình cảm ấm áp, nồng hậu của người dân tộc Mường.

Điểm du lịch cộng đồng Hang Kia thu hút du khách

Hiện nay, ở vùng đồng bào dân tộc Mông xã Hang Kia (Mai Châu) khai thác hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) tương đối hiệu quả. Kinh tế du lịch phát triển theo hướng bền vững, dựa vào tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa truyền thống. Mô hình ngày càng được nhân rộng, tạo chuyển biến về nhận thức, góp phần vào những đổi thay tiến bộ trong đời sống của người dân.

Bản người Dao Tiền xã Cao Sơn phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa

Không chỉ sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên hoang sơ, cộng đồng người Dao Tiền ở bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) còn lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của dân tộc mình như: nhà ở, trang phục, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt… Từ sau khi xây dựng mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ), những nét văn hóa truyền thống của đồng bào càng được bảo tồn, phát huy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục