Xã Hợp Hoà, Lương Sơn là một trong 3 xã của tỉnh được lựa chọn tham gia dự án MOAP giai đoạn 2016-2019. Ảnh: Sản phẩm rau hữu cơ của xã Hợp Hoà được thị trường tin dùng.
(HBĐT) - Trong hai ngày 14-15/7, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã có chuyến khảo sát tại các xã thuộc 2 huyện Lương Sơn và Tân Lạc nhằm lựa chọn địa điểm triển khai dự án “Tăng cường cơ cấu sản xuất và tiếp thị cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở phía Bắc Việt Nam” (MOAP). Kết quả, xã Thành Lập, Hợp Hòa (huyện Lương Sơn) và xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc) được lựa chọn để triển khai dự án từ năm 2016 – 2019.
Mục tiêu của dự án đến năm 2020, sinh kế và an toàn thực phẩm cho cả người sản xuất và người tiêu dùng tại phía Bắc Việt Nam được cải thiện thông qua việc mở rộng sản xuất hữu cơ và thực phẩm an toàn tại vùng nông thôn nghèo đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Mục tiêu trước mắt đến năm 2018, VOAA mở rộng và tăng cường năng lực để tham gia vào mạng lưới và quan hệ đối tác chiến lược với các đối tác sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam hoạt động như một tổ chức dân sự trong sản xuất năng lượng hữu cơ.
Trong giai đoạn 2016 – 2019, tỉnh Hòa Bình được lựa chọn là địa phương duy nhất để triển khai mô hình dự án MOAP do VOAA và ADDA phối hợp thực hiện. Để thực hiện, trong năm 2016, đoàn công tác của dự án đã tổ chức các đợt khảo sát tại các xã của 2 huyện Lương Sơn và Tân Lạc nhằm đánh giá thực trạng, lựa chọn các xã để triển khai dự án. Sau khảo sát, dự án đã quyết định lựa chọn xã Thành Lập, Hợp Hòa (huyện Lương Sơn) và xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc) để triển khai dự án.
Các can thiệp của dự án sẽ tiếp cận đến hơn 1.000 hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số. Mở rộng khu vực và diện tích sản xuất và tăng sản lượng các vùng có sẵn trước đây của ADDA (đặc biệt là huyện Lương Sơn) và của những tổ chức NGO khác và các dự án nghiên cứu. Kinh phí thực hiện dư án trên 3,7 triệu cu-ron Đan Mạch.
Dự án sau khi triển khai sẽ giúp mở rộng hệ thống sản xuất nông nghiệp hữu cơ và thực phẩm an toàn. Các hộ gia đình sẽ tham gia sản xuất rau hữu cơ và sản xuất các sản phẩm hữu cơ khác như gà, lợn, nấm hữu cơ. Hỗ trợ tiếp cho các hộ nông dân hữu cơ và phát triển các nhóm hữu cơ và nhóm sản xuất thực phẩm an toàn khác giúp họ tiếp cận với các thị trường hiện đại và đạt chuẩn chứng nhận PGS (chứng nhận hữu cơ).
Đ.T
(HBĐT) - Thông tư liên tịch (TTLT) số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu lực thi hành từ ngày 10/8/2016. Theo đó:
(Chiều 13-7, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có mặt tại hiện trường nơi chôn hơn 100 tấn rác thải của Công ty Formosa. Đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết quan điểm của bộ là sẽ điều tra đến tận cùng vụ việc với chủ rác thải (Formosa).
GĐ công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh khẳng định chất thải của Formosa chôn ở đất chỉ là chất bùn sinh hoạt, không nguy hại.
Giám đốc Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh (chủ cũ của trang trại), khẳng định chất thải được chôn là bùn đen thông thường, có thể sử dụng làm phân bón.
(HBĐT) - Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh đã chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường bảo vệ rừng thông qua hoạt động bám sát địa bàn, hạn chế và kịp thời phát hiện các vụ vi phạm lâm luật, không để xảy ra cháy rừng.
(HBĐT) - Chính quyền Mỹ tham gia khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam: Trước năm 2006, Mỹ lảng tránh trách nhiệm. Tháng 11/2006, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống G.Bush ra Tuyên bố chung khẳng định: “Việc hai bên nỗ lực hơn nữa để giải quyết vấn đề nhiễm độc môi trường gần các kho chất độc chứa dioxin trước đây sẽ góp phần đáng kể vào việc tiếp tục phát triển quan hệ hai nước.