(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Cao Phong là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dông lốc, mưa đá. Đáng kể như trận dông lốc, mưa đá xảy ra vào chiều ngày 22/3 đã làm thiệt hại hơn 140 ha cây ăn quả có múi, hơn 200 ha mía, khoảng 120 ha lúa bị thiệt hại; gần 40 ngôi nhà của người dân bị tốc mái, hư hỏng. Theo đánh giá của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện, nhà cửa, cây trồng bị thiệt hại ở mức độ dưới 35%.


Nông dân xã Dũng Phong (Cao Phong) buộc mía thành từng khóm từ 3 - 5 cây, tạo thế đứng cho cây phòng tránh dông lốc.

Địa phương chịu ảnh hưởng lớn nhất là xã Hợp Phong và xã Dũng Phong. Đồng chí Bùi Văn Luyến, Phó chủ tịch UBND xã Hợp Phong cho biết: Trận dông lốc kèm mưa đá xảy ra ngày 22/3 đã làm 16 ngôi nhà của người dân bị tốc mái; nhà hiệu bộ và nhà ăn tại chi trường mầm non Xuân Phong cũ cũng bị tốc mái. 10 ha cây ăn quả có múi, 150 ha mía bị đổ gãy, 7 ha ngô bị dập nát... Sau khi trận mưa đá kết thúc, chính quyền xã Hợp Phong đã thống kê, huy động dân quân cùng các gia đình bị ảnh hưởng thu dọn tài sản, che chắn lại nhà ở. Thời gian tới, nhằm ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, cấp ủy, chính quyền xã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cách gia cố nhà cửa, chuồng trại; sẵn sàng các phương án ứng phó khi có thiên tai xảy ra.

Để chủ động khắc phục thiệt hại và đảm bảo tiến độ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, Phòng NN&PTNT huyện ban hành Văn bản số 26, ngày 25/3/2020 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp khắc phục thiệt hại trong sản xuất sau mưa đá, dông lốc ngày 22/3. Theo đó, đối với cây ăn quả có múi phải áp dụng tốt các biện pháp chăm sóc cây thời kỳ quả non theo quy trình kỹ thuật; cung cấp bổ sung một số nguyên tố đa vi lượng (phân bón qua lá như Bocanxi, Calcibor) giảm hiện tượng rụng quả non, kích thích quả phát triển. Chủ động phát hiện hiện tượng vết thương cơ giới trên quả non do mưa đá, nhằm phòng trừ nấm bệnh xâm nhiễm qua vết thương, vết xước, có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như Sagograin, RidomilGold... Bên cạnh đó, người dân cần chủ động phát hiện, phòng trừ bệnh thối rễ do nấm bằng các loại nấm đối kháng, bổ sung các chất vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng giúp bộ rễ nhanh phục hồi…

Đối với diện tích lúa bị thiệt hại, người dân thực hiện cấy tỉa dặm, tập trung chăm sóc, làm cỏ, bón thúc cho lúa. Những diện tích thiệt hại nặng không có khả năng phục hồi cần chuyển sang trồng ngô, cây màu khác. Đối với mía trồng mới đang thời kỳ đẻ nhánh, cây ngô giai đoạn con bị đổ phải dựng lại, lá bị rách cần giữ lại để cây quang hợp và sớm ra bộ lá mới, vun gốc, bón bổ sung phân NPK để cây sớm hồi phục.

Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, thời gian tới, các xã, thị trấn cần theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai của cơ quan chuyên môn để chủ động phòng tránh. Tổ chức kiểm tra, rà soát nơi ở an toàn của người dân, nhất là những khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Các địa phương phải sẵn sàng phương án ứng phó khi có tình huống, đặc biệt là bố trí lực lượng xung kích, vật tư, phương tiện tại chỗ. Rà soát, bổ sung các phương án phòng, chống dông lốc, sét, mưa đá phù hợp với đặc điểm từng xã, thị trấn; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn gia cố, tu sửa nhà cửa, công trình công cộng. Nếu trên địa bàn xảy ra dông lốc, mưa đá gây thiệt hại cần triển khai ngay các biện pháp khắc phục hậu quả; đánh giá thiệt hại, kịp thời hỗ trợ người dân sớm ổn định chỗ ở, sửa chữa nhà cửa, phục hồi sản xuất. Bên cạnh đó, Phòng NN&PTNT phối hợp với Trung tâm VH-TT&TT huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường phổ biến, hướng dẫn người dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó lũ quét, sạt lở đất, dông, lốc kèm mưa đá như gia cố nhà cửa; xem xét việc thu hoạch sớm, hoặc che chắn bảo vệ rau màu, cây trồng, vật nuôi. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN cần bám sát địa bàn phụ trách để tham mưu giúp UBND huyện làm tốt công tác phòng, chống thiên tai.


 Thu Thủy

Các tin khác


54 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2020

(HBĐT) - Năm 2019, toàn tỉnh có 27 sản phẩm của 21 chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất) được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó có 9 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 18 sản phẩm đạt 3 sao. 

Làm việc trực tuyến, luân phiên để ứng phó với dịch bệnh Covid-19

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, ngày 31/3/2020, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 491/UBND-KVGX, trong đó nhấn mạnh: "chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến”.

Xã Ngổ Luông: Chủ động ứng phó, phòng ngừa thiên tai

(HBĐT) - Địa hình tự nhiên chủ yếu là đồi núi cao, dốc đứng quanh co, nền đất yếu… Đó là những nguy cơ tiềm ẩn gây sạt trượt, lở đất ở xã vùng cao Ngổ Luông (Tân Lạc). Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng của người dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại tài sản, hoa màu.

Thành phố Hòa Bình: Gắn hàng trăm mô hình biển CHIBI, tuyên truyền về phòng chống dịch Covid–19  

(HBĐT) - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Ban Thường vụ Thành Đoàn Hòa Bình tiếp tục triển khai các mô hình mới, cách làm hay góp phần thực hiện các nhiệm vụ quan trọng phòng, chống dịch.

Chấp hành nghiêm việc tạm dừng hoạt động vận tải trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

(HBĐT) - Bến xe khách trung tâm Hòa Bình đóng cửa, xe buýt, taxi không lưu thông, đón trả khách tại các điểm, tuyến... là những ghi nhận trong thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Huyện Cao Phong: Tập trung phòng trừ các đối tượng gây hại cây trồng vụ xuân

(HBĐT) - Huyện Cao Phong có kế hoạch gieo trồng trên 420 ha lúa, 800 ha ngô và trên 300 ha cây trồng ngắn ngày trong vụ xuân này. Hiện, thời tiết trên địa bàn huyện vẫn diễn biến phức tạp, đêm và sáng sớm có sương mù dày đặc. Độ ẩm trung bình từ 65-70%, nơi thấp nhất 50%, cao nhất 100%, thuận lợi cho nhiều đối tượng phát sinh và gây hại trên cây trồng. Trước tình hình đó, Trạm TT&BVTV huyện đã chỉ đạo các địa phương tập trung bám sát đồng ruộng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục