Công nhân Điện lực Lạc Thủy tập trung khắc phục sự cố đường dây điện bị đứt do mưa bão.
(HBĐT) - Trời chưa sáng, công nhân Điện lực Lạc Thủy đã có mặt tại các điểm bị sự cố gãy, đổ cột, đứt dây điện để khắc phục, sửa chữa. Mỗi người một việc, hối hả, khẩn trương dựng cột, kéo dây… sớm cấp lại điện cho nhân dân. Theo lãnh đạo Điện lực Lạc Thủy, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 đã làm đổ 2 trạm biến áp, 81 cột điện và làm mất điện toàn huyện.
Trước tình hình trên, Điện lực Lạc Thủy đã huy động 100% cán bộ, công nhân của đơn vị và huy động tăng cường công nhân tổ Xây lắp – phân xưởng cơ điện (Điện lực Hòa Bình) vào hỗ trợ sửa chữa, xử lý sự cố. Với tinh thần quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ, công nhân Điện lực Lạc Thủy, đến chiều tối 28/7, khu vực trung tâm huyện và thị trấn Chi Nê đã có điện trở lại và đến chiều 31/7, trên 80% số hộ dùng điện trên địa bàn huyện đã có điện. Hiện tại, cán bộ, công nhân ngành điện vẫn khẩn trương khắc phục, sửa chữa nốt những điểm còn lại, phấn đấu đến chiều ngày 1/8 toàn bộ 100% hộ sử dụng điện sẽ có điện trở lại.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 1, đêm ngày 27/7 - 28/7 trên địa bàn huyện Lạc Thủy có mưa to đến rất to, kèm theo gió giật mạnh, cây to ven đường đổ gãy nhiều ảnh hưởng đến giao thông đi lại. Một số cột điện và trạm điện bị đổ làm mất điện trên địa bàn toàn huyện. Theo báo cáo nhanh của BCH PCTT &TKCN huyện, mưa bão đã làm 1 người bị thương; 572 ngôi nhà, 665 công trình, chuồng trại bị đổ và tốc mái; 81 cột điện bị gãy đổ và 2 trạm điện bị đổ; 74 ha ao cá bị ngập; gần 17.000 con gia súc, gia cầm bị chết, 163 đàn ong bị thiệt hại; 452 công trình, chuồng trại bị đổ, tốc mái; trên 360 ha cây ăn quả bị gãy đổ; trên 1.450 ha lúa, ngô và các cây rau màu bị ngập úng, gần 3.100 ha cây keo, cây lấy gỗ và rừng phòng hộ bị gãy đổ; một số tuyến đường ngập úng, cây to đổ gãy làm ách tắc giao thông. ước thiệt hại ban đầu do bão số 1 gây ra tại huyện Lạc Thủy khoảng 241 tỷ đồng. Sau khi mưa bão xảy ra, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn khẩn trương khắc phục hậu quả. Đồng thời, huy động toàn bộ hệ thống chính trị cùng nhân dân xử lý, dọn dẹp cây đổ ven đường để thông suốt giao thông, sửa chữa đường điện bị hỏng, bố trí lực lượng dân quân tự vệ cùng các đoàn thể ra quân thu gom rác thải, làm vệ sinh tại các khu vực dân cư, hỗ trợ nhân dân sửa chữa, dọn dẹp nhà cửa.
Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Ngay sau khi bão tan, Ban Chỉ huy PCTT &TKCN huyện đã họp khẩn cấp với các các ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn để đánh giá bước đầu về thiệt hại gây ra. Đồng thời chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tích cực khắc phục hậu quả của bão. Trước mắt tập trung khôi phục hệ thống lưới điện, khắc phục tình trạng mất điện trên diện rộng, huy động mọi phương tiện xử lý kịp thời các cột ăng ten, trạm điện bị hư hỏng, dựng lại các cột điện bị đổ gẫy, nối lại các đường dây bị tuột, đứt đảm bảo thông tin thông suốt và cấp điện an toàn càng sớm càng tốt. Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân tập trung hỗ trợ giúp các hộ bị tốc mái lợp lại mái nhà ổn định chỗ ở. Làm tốt công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân và gia súc, gia cầm. Đối với sản xuất, hướng dẫn người dân thực hiện nhanh các biện pháp tháo nước kịp thời sau khi ngừng mưa, tiếp tục chăm sóc diện tích cây trồng có khả năng phục hồi, đối với diện tích lúa, hoa màu bị ngập có khả năng mất trắng có thể gieo trồng lại hoặc chuyển trồng các loại rau, cây ngắn ngày khác để đảm bảo khung thời vụ. Đến nay, các tuyến QL 21A, đường 438A, đường 438B và các tuyến đường xương cá đều đã được thông suốt. Các hộ bị tốc mái đã được lợp tạm lại…
Là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng mưa bão, công tác PCTT&TKCN luôn được huyện quan tâm triển các phương án và chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, phương tiện thiết yếu phục vụ PCTT, TKCN. Xác định mùa mưa năm nay sẽ có diễn biến phức tạp, khó lường, do đó, để hạn chế thiệt hại về người và tài sản cho bà con nhân dân, cùng với việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 1, huyện Lạc Thủy đã chủ động triển khai rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình trọng điểm, các tuyến đê, kè, hồ, đập, các phương tiện, trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác PCTT&TKCN và xây dựng các phương án cụ thể. Đối với các xã, trên cơ sở phương án PCTT & TKCN của huyện, các xã thành lập Ban Chỉ huy và xây dựng phương án PCTT phù hợp với đơn vị, thành lập lực lượng xung kích, xây dựng lực lượng nòng cốt để chủ động ứng cứu tại chỗ, chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác trong nhân dân. Đối với những xã có đê điều, hồ, đập, tràn xả lũ thực hiện nghiêm chế độ trực bảo vệ, phát hiện kịp thời khi có sự cố xảy ra. Cắm biển cảnh báo nơi có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, vùng ngập lụt sâu để người dân biết phòng tránh. Đồng thời, xây dựng phương án bảo vệ, di dân ra khỏi vùng nguy hiểm, sơ tán tài sản, gia súc trước lũ đến và có các phương án cứu hộ, cứu nạn chủ động trong mọi tình huống. Đặc biệt, tại các khu vực trọng điểm về thiên tai như vùng ven sông xây dựng phương án sơ tán dân, tổ chức diễn tập để chủ động ứng phó khi có bão đến. Đồng thời, tổ chức lực lượng ứng cứu 100% quân số để giúp nhân dân chằng chống nhà cửa; di chuyển các vật dụng, tài sản, gia súc, gia cầm, vật nuôi đến nơi an toàn; phối hợp với các lực lượng gia cố đê điều đảm bảo an toàn khi có tình huống xấu xảy ra; vận động nhân dân trong vùng nguy hiểm sơ tán ra khỏi địa bàn để đảm bảo an toàn cho người và tài sản, đồ đạc; tổ chức lực lượng giúp dân sơ tán, đảm bảo an toàn về người, tài sản vật chất, phòng tránh tác hại của thiên tai có thể gây ra.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh năm nào cũng xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ) tại các mỏ khai thác đá. Hậu quả khiến người lao động (NLĐ) lao đao, bao gia đình tang tóc, doanh nghiệp khốn đốn. Điều đó đòi hỏi các đơn vị khai thác và cơ quan chức năng cần xác định rõ nguyên nhân, có giải pháp khả thi cho vấn đề.
Sáng 31/7, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 16 gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định và các tỉnh miền núi phía Bắc; Ban Chỉ huy phòng chống các Bộ: Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Hệ thống Đài Thông tin duyên hải.
Vào khoảng 16 giờ ngày 30-7, tại huyện biên giới Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) đã xảy ra một cơn rung lắc mạnh do động đất khiến nhiều người sinh sống trên địa bàn khá lo lắng, bởi đây là trận động đất thứ 2, kể từ đầu năm đến nay.
(HBĐT) - Ngày 31/1/2013, BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV đã ban hành Chương trình hành động (CTHĐ) số 16 thực hiện Nghị quyết số 19 ngày 31/10/2012 của BCH T.ư Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Qua 3 năm thực hiện, công tác QLNN về đất đai trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tác động mạnh mẽ đến đời sống KT-XH.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 7 giờ ngày 29-7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 127,3 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 7-8.