(HBĐT) - Ngày 9/9, Sở NN&PTNT tổ chức hội thảo bàn về việc Thực hiện Quyết định số 30/2016/QĐ-UBND ngày 15/7/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình về Quy định một số chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020. Dự hội thảo có đại diện các Trung tâm khuyến nông, Giống cây trồng vật nuôi và thuỷ sản, phòng NN&PTNT các huyện, TP.
Toàn cảnh hội thảo.
Từ quy định của UBND tỉnh ban hành, Sở NN&PTNT đã xây dựng hướng dẫn thực hiện gồm 3 chương, 13 điều. Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về những hướng dẫn chi tiết loại tinh, mức hỗ trợ liều tinh và đơn giá liều tinh phối giống nhân tạo cho lợn; trâu, bò; loại giống, số lượng và mức hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học, làm đệm lót sinh học; số lượng người, đơn giá và mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc; loại bình, đơn giá và mức hỗ trợ bình chứa Ni tơ lỏng cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc. Đối tượng áp dụng là các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm; người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc. Điều kiện được hưởng hỗ trợ được quy định tại điều 3 và điều 4 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Hướng dẫn cũng nêu rõ trách nhiệm với các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT là Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi. UBND các huyện, TP có trách nhiệm tuyên truyền sâu rộng đến cơ sở, người chăn nuôi về các chính sách hỗ trợ; Phối hợp thực hiện giải ngân với các Sở, ban ngành của tỉnh có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi. UBND cấp xã thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở; tổ chức rà soát, thống kê, tổng hợp, thẩm định và xác nhận các hộ chăn nuôi có nhu cầu mua con giống; nhu cầu đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc.
Đối với hộ chăn nuôi bảo đảm theo quy định về vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường gắn với mục tiêu xây dựng NTM; cam kết chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác con đực giống ít nhất 24 tháng đối với lợn và 48 tháng đối với trâu, bò; trừ trường hợp chết, loại thải hoặc thiên tai, dịch bệnh. Không sử dụng những con đực giống lợn, trâu, bò không đạt tiêu chuẩn để phối giống dịch vụ. Thực hiện các quy định và hướng dẫn của địa phương để được hưởng chính sách hỗ trợ...
Đinh Thắng
(HBĐT) - UBND huyện Kim Bôi đang kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện các phương án PCTT&TKCN theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Vĩnh Đồng là xã có nhiều khu vực nằm trong vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét, từng có những cơn lũ lịch sử đang khẩn trương thực hiện phương án truyên truyền, cảnh báo, giám sát người dân phòng - chống mưa lũ.
(HBĐT) - Chiều 31/8, tại xã Quyết Chiến, Sở KHCN phối hợp với UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ công bố nhãn hiệu tập thể Su su Tân Lạc.
(HBĐT) - Nhằm nâng cao ý thức chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm cho chủ các cơ sở chăn nuôi, tạo niềm tin với người tiêu dùng đối vởi sảm phẩm chăn nuôi của tỉnh. Sở NN&PTNT đã ban hành công văn số 387/SNN-CCCN&TY thực hiện phong trào ký cam kết chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Dự án cải tạo tỉnh lộ 433 từ thành phố Hoà Bình lên thị trấn Đà Bắc được thi công từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, do nguồn vốn phân bổ hạn chế nên tiến độ kéo dài. Chính vì vậy đã làm cho hàng trăm hộ dân tại xã Toàn Sơn (Đà Bắc) nằm trên trục luôn gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, nhất là trong những ngày mưa lũ.
Dự báo trong ngày hôm nay 31/8, nhiệt độ ở các tỉnh, thành phố phía Bắc sẽ tăng nhẹ so với ngày hôm qua (30/8).
(HBĐT) - Ảnh hưởng đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 13-15/8 và cơn bão số 3 từ ngày 19-21/8 gây tổn thất nặng nề cho hệ thống giao thông được xem là lớn nhất từ trước tới nay. Khối lượng đất, đá phải xử lý lên tới hàng chục vạn m3. Nhiều công trình bị hư hại và phá hỏng hoàn toàn. Tỉnh đang tập trung khắc phục bước đầu ách tắc để bảo đảm giao thông.