Tổ công tác của Sư đoàn không quân 370 - đơn vị có chức năng bảo vệ vùng trời, vùng biển, đất liền phía Nam - cùng đại diện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương đã đến làm việc với ông Bùi Hiển, người vừa chế tạo chiếc trực thăng mang tên “Giấc mơ”.
Trưa 20/9, trao đổi với PV Dân Trí, ông Bùi Hiển (ngụ Bình Dương) cho biết: “Hôm qua, đoàn kiểm tra liên ngành của Sư đoàn không quân 370 cùng đại diện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương đã đến gặp tôi tìm hiểu về chiếc trực thăng “Giấc mơ” của tôi. Tại buổi gặp gỡ, đoàn kiểm tra đã thăm quan, kiểm tra những thiết bị trên máy bay, đồng thời gửi cho tôi nhiều tài liệu để tôi nghiên cứu và hoàn tất các thủ tục để xin phép bay”.
“Từ hôm qua đến nay tôi đã và đang đọc những tài liệu bên đoàn cung cấp. Tôi thấy tôi còn thiếu khá nhiều thủ tục nên hy vọng trong vòng 3 tháng nữa tôi sẽ hoàn tất để xin phép bay. Thời gian tới, tôi cũng sẽ nâng cấp một số thiết bị để chiếc trực thăng Giấc mơ hoàn thiện hơn”, ông Hiển chia sẻ.
Ông Hiển nói thêm: “Tôi đã làm trực thăng thành công vì vậy tôi mong Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương cho phép tôi ra nước ngoài mua và nhập động cơ trực thăng về lắp ráp với các bộ phận do tôi sáng chế để làm ra phiên bản trực thăng đẹp, an toàn hơn. Lúc đó tôi mới xin phép Bộ Quốc phòng cấp phép bay. Tôi cũng sẽ giao việc lái trực thăng “Giấc mơ” cho một người được đào tạo bài bản vì tôi đã quá tuổi bay”.
Theo đại diện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương, mục đích của đoàn là khảo sát kỹ hơn sản phẩm mà ông Bùi Hiển gọi là “trực thăng Giấc Mơ” đồng thời cung cấp những văn bản pháp lý để ông hiểu và tuân thủ những quy định liên quan đến an toàn bay, thủ tục được cấp phép bay.
“Phát minh sáng chế có lợi luôn luôn cần được cổ vũ để khuyến khích mọi người có ước mơ, có hoài bão. Sự đam mê của anh Bùi Hiển phải nói là hết sức đáng khích lệ. Nó thể hiện tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu khoa học. Nó thể hiện trí tuệ, khát khao của người Việt Nam. Tuy nhiên, theo tôi cái mà anh Hiển làm ra ở thời điểm này chưa thể gọi là máy bay mà chỉ là một phương tiện bay do anh ấy sáng chế rồi mua cái này lắp ráp với cái kia”, đại diện Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương nói.
Về việc kỹ sư Bùi Hiển cho chiếc trực thăng tự chế bay ở độ cao 2m tại một khu đất trống có vi phạm hay không? Đại diện Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương cho rằng, ông Bùi Hiển chỉ bay là là trên mặt đất nên không vi phạm gì. Thế nhưng làm gì cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp lý. Nếu ông Hiển cho phương tiện của mình bay lên cao thì phải được cấp phép.
Hiện chiếc trực thăng tự chế của kỹ sư Bùi Hiển sử dụng động cơ máy 170 mã lực (HP), động cơ này được nhập từ Mỹ (Nhật sản xuất, còn được sử dụng cho xe đua F1). Theo kỹ sư ô tô 62 tuổi, chiếc trực thăng mới này có chiều dài 8,6m, cao 2,4 mét Chiều dài cánh quạt chính là 7,1 mét và chiều dài cánh quạt phía sau là 1,1 m.
Vỏ, cánh quạt làm bằng nhôm hợp kim cao cấp, kính cửa là kính chịu lực, trục làm bằng inox cao cấp. Để chiếc trực thăng tự chế có thể bay ổn định, ông Hiển cho biết mình đã bỏ ra khá nhiều chi phí thuê một công ty Đài Loan để đúc cánh quạt bằng nhôm cao cấp.
Hệ thống chuyển động số bằng dây cua-roa được thay bằng hộp số của xe ô tô (loại 16 chỗ). Nhiên liệu được sử dụng cho trực thăng là xăng A92. Vận tốc tối đa khi bay của trực thăng đạt 200 km/giờ, trần bay dưới 500 m và tầm hoạt động liên tục trong 2 giờ khoảng 400 km.
Theo chia sẻ của ông Hiển, chiếc máy bay mang tên “Giấc mơ” có trọng lượng 390kg, chưa tính thùng nhiên liệu nặng 15kg và trọng lượng của phi công. Với động cơ hiện tại, thực tế máy bay có khả năng nâng tới 600kg, nhưng tổng trọng lượng nói trên hiện chỉ mới hơn 450kg.
Theo Dân trí
(HBĐT) - Ông Trần Văn Dũng (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết, pháp luật quy định về chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường như thế nào?
(HBĐT) - Vụ việc rác thải y tế độc hại được chôn giấu phía sau khuôn viên Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc (BV Đà Bắc) sau khi đăng tải trên báo chí đã được chính quyền tích cực vào cuộc, giám sát chặt chẽ các động thái của bệnh viện, từ đó có cơ sở pháp lý đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm, tránh để tái diễn ô nhiễm môi trường gây bức xúc dư luận.
(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa có công văn gửi các huyện, thành phố đề nghị tập trung chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh cho lúa vụ mùa 2016. Theo đó, Sở cho biết đây là giai đoạn cây lúa đang rất mẫn cảm với sâu bệnh hại, hơn nữa, điều kiện thời tiết từ nay đến cuối vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa nếu không phòng trừ kịp thời ngay tại thời điểm này.
(HBĐT) - Để chủ động nguồn giống phục vụ sản xuất, đến nay, Sở NN&PTNT đã thẩm định và cấp giấy chứng nhận cho 40 cây đầu dòng các giống cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi), bao gồm: 03 cây bưởi đỏ, 03 cây bưởi da xanh, 05 cây quýt Nam Sơn, 13 cây cam Xã Đoài, 06 cây cam CS1, 03 cây cam C2, 03 cây quýt Hà Giang, 02 cây cam Canh, 02 cây quýt Ôn Châu. Tuy nhiên, chưa có vườn cây So, S1 được công nhận.
Siêu bão Miranti đã đổ bộ vào Đài Loan và đang hoành hành tại đây. Dự báo trong 2 ngày tới, siêu bão cuồng phong này sẽ đổ bộ vào 1 số tỉnh tại Trung Quốc.
(HBĐT) - Chúng tôi có dịp trở lại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông, nhiều năm trước, nơi đây là điểm nóng về khai thác gỗ trái phép của tỉnh. Hiện tại, tình trạng này vẫn tồn tại. Trước tình trạng “máu” rừng không ngừng chảy, lực lượng kiểm lâm địa bàn cùng chính quyền và nhân dân các xã nằm trong Khu bảo tồn đang nỗ lực từng ngày bảo vệ, mang lại sự bình yên cho những cánh rừng ngút ngàn màu xanh.