(HBĐT) - Là 1 trong những xã khó khăn nhất của huyện Kim Bôi, thu nhập bình quân của người dân xã Cuối Hạ mới đạt 11,5 triệu đồng/năm, chủ yếu từ nghề nông. Tuy nhiên, những năm gần đây, vào vụ đông - xuân, hơn 50% diện tích đất canh tác tại xã bị bỏ hoang do thiếu nước tưới.
Người dân xóm Thượng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) dẫn nước từ suối cao 500 m về phục vụ sinh hoạt.
Đồng chí Bùi Thanh Chương, Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ cho biết: “Do hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng, chỉ 1 nửa diện tích canh tác có thể trồng được rau màu. Vào mùa khô hạn, bà con địa phương khoan giếng sâu 30 m vẫn chưa có nước phục vụ sinh hoạt. Những công trình thủy lợi được xây dựng từ lâu vì không có nước nên không phát huy hiệu quả, khó khăn chồng chất khó khăn nên cho đến nay, xã Cuối Hạ mới thực hiện được 8 tiêu chí NTM”.
Trong xây dựng NTM, tại nhiều nơi, thủy lợi luôn là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất bởi chi phí đầu tư xây dựng rất lớn mà nguồn vốn lại có hạn. Tuy nhiên, tại xã Cuối Hạ, bên cạnh những thách thức về huy động vốn đầu tư làm thủy lợi thì việc có nước để sử dụng cho những công trình đó thực sự là “bài toán” khó của xã.
Đưa chúng tôi tới thăm xóm Thượng, một trong những xóm thiếu nước trầm trọng ở xã Cuối Hạ. Tại đây, để có nước sinh hoạt, gần 200 hộ dân phải chia nhau nguồn nước ít ỏi ở 3, 4 con suối. ông Bùi Văn Tiến, người dân xóm Thượng cho biết: “Để có nước phục vụ cho sinh hoạt, hàng ngày, bà con trong xóm phải thay nhau lên suối cao khoảng 400 - 500 m để lấy nước hoặc dùng ống dẫn nước về. Cả mấy trăm con người chung nhau vài ba con suối hoặc vũng nước đào sâu dưới đồng để sử dụng, đến tắm rửa, nấu ăn còn thiếu huống chi là trồng cấy”.
Vì khan hiếm nước nên người dân phải tận dụng mọi nguồn cho sinh hoạt. Cũng vì thế, việc nước được kiểm định chất lượng trước khi đưa vào sử dụng hầu như không có.
Theo đồng chí Bùi Thanh Chương, Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ, để giải quyết được vấn đề thủy lợi tại xã, ngoài cần kinh phí đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đập dự trữ thì tái tạo lại rừng đầu nguồn là vô cùng quan trọng và cần nhiều thời gian. Giải quyết được vấn để thủy lợi chính là tháo được “nút thắt” lớn để hoàn thành nhiều tiêu chí NTM khác tại xã.
Bùi Thơm
(CTV)
(HBĐT) - Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác, xử lý kiên quyết các vi phạm pháp luật về đất đai. Chính quyền địa phương chỉ đạo, giám sát thực hiện đầy đủ việc trồng rừng thay thế đối với các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định.
(HBĐT) - Lương Sơn là huyện cửa ngõ, vùng động lực kinh tế của tỉnh. Những năm gần đây, các dự án đầu tư vào huyện ngày càng tăng. Trên địa bàn có một số tài nguyên khoáng sản. Đó là những thuận lợi để thúc đẩy KT-XH của huyện phát triển nhưng cũng nảy sinh “bài toán” về bảo vệ môi trường. Trước tình hình đó, ngày 26/6/2012, BTV Huyện ủy Lương Sơn đã ban hành Chỉ thị số 11 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác tài nguyên, môi trường.
(HBĐT) - Trong thời điểm cây lúa, cây màu cần nước để tưới dưỡng thì trên đồng đất của huyện Kim Bôi, nhiều diện tích bị khô hạn kéo dài. Theo thống kê sơ bộ của phòng NN & PTNT, hiện nay, tổng diện tích lúa bị hạn khoảng 480 - 500 ha. Diện tích cây màu bị hạn cũng tới hàng chục ha. Trước đó, vào khoảng thời gian sau cấy, diện tích lúa bị hạn qua báo cáo của các xã, thị trấn trên 1.000 ha trong tổng diện tích 2.500 ha toàn vụ.
(HBĐT) - Từ năm 2013, hưởng ứng phong trào xây dựng NTM và đề án về bảo vệ môi trường của huyện Kỳ Sơn, thực hiện những mô hình tự quản về môi trường, chính quyền xã Dân Hòa đã chỉ đạo các đoàn thể, hội, ban, ngành triển khai thực hiện đến các xóm. Từ vài đoạn đường tự quản điểm ban đầu ở xóm Đồng Giang và xóm Đễnh, đến nay, những đoạn đường tự quản đã được nhân rộng 5/5 xóm góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
(HBĐT) - Mùa nắng nóng năm nay dự báo trên toàn hệ thống sẽ không thiếu điện. Điện lực thành phố Hòa Bình đang tập trung rà soát, cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện, kịp thời xử lý các sự cố, vận hành hệ thống lưới điện, không để xảy ra mất điện kéo dài mùa nắng nóng, bảo đảm chất lượng điện năng phục vụ sinh hoạt và sản xuất của doanh nghiệp, người dân, Phó Giám đốc Điện lực thành phố Hòa Bình Trần Duy Đức cho biết.
(HBĐT) - 5 năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Yên Thủy không có hiện tượng hàng hóa vật tư nông nghiệp (VTNN) giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng… Khâu “đầu vào” được kiểm soát chặt chẽ đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất tại địa phương.