Theo ông Đinh Văn Mịnh, Trưởng xóm Đai cho biết: Năm 2010, xóm Đai được đầu tư sửa chữa 2 đập chứa nước để phục vụ sản xuất cho 37 ha đất ruộng với tổng kinh phí 2, 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, chất lượng công trình này là dấu hỏi lớn khi mới đưa vào sử dụng trong một thời gian ngắn đã xuất hiện hiện tượng rò rỉ nước, nhất là vào mùa mưa. "Mới đưa vào sử dụng đã xảy ra hiện tượng rò rỉ nước, mặc dù nhà thầu đã khắc phục nhưng chỉ được một thời gian ngắn, càng ngày lượng nước rò rỉ càng lớn. Từ năm 2013 trở lại đây, vào mùa mưa bão, chúng tôi lại nơm nớp lo. Khi lượng nước trong đập dâng cao, ở đường tràn, mép đường tràn và giữa chân đập, lượng nước chảy ra rất lớn. Nếu cứ chảy như vậy, đất, đá sẽ bị bào mòn, làm rỗng thân đập và nguy cơ gây vỡ đập rất cao”, ông Mịnh cho biết.
Một trong những vị trí trên đập chứa nước của xóm Đai,
xã Quy Hậu (Tân Lạc) lớp bê tông, đá đã bị bong tróc, gây rò rỉ nước trong mùa
mưa bão.bài dự thi khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo.
Ghi nhận thực tế tại đập chứa nước xóm Đai, chúng tôi có thể lý giải được nỗi bất an của bà con khi mùa mưa bão đã đến. Khối đá dùng để gia cố mặt trong của đập nhiều đoạn bị tróc, nhiều đoạn bê tông đang bị bong, vỡ. ở cửa tràn cũng xuất hiện một khoảng rỗng lớn. Theo chia sẻ của bà con xóm Đai, đường tràn đang trong thực trạng "bê tông bên trên, nước chảy bên dưới”. Trong đợt siêu bão năm 2013, bà con cùng lực lượng dân quân phải túc trực cả đêm và dùng bao tải đất mới cứu được đập. Qua những đợt mưa bão của những năm gần đây, đập ngày càng bị xói mòn, thậm chí đã xuất hiện những hang hốc trong thân đập, trong khi lần sửa chữa gần đây nhất chỉ là xây dựng các mốc báo mực nước trong đập.
"Mực nước dâng lên khoảng 4 m là xảy ra hiện tượng rò rỉ. Nói chung, đập chứa nước nhưng không trữ được nước nên ảnh hưởng nhiều đến sản xuất của nông dân, nhất là vào thời điểm mùa khô. Cùng với đó là nỗi lo mất an toàn vào mùa mưa, bão. Nếu vỡ đập, không chỉ xóm Đai mà các hộ dân khác ở khu vực thị trấn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Người dân trong xóm đã đề xuất, kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng. Rất mong cơ quan chức năng quan tâm, có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân”, ông Đinh Công Thiển, Bí thư chi bộ xóm Đai bày tỏ.
Theo nhận định của bà con xóm Đai, nguyên nhân khiến đập Đai rơi vào thực trạng này là do việc thi công quá ẩu, không có máy đầm, máy lu lèn nên nền đập yếu. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Hiển, Chủ tịch UBND xã Quy Hậu cùng chung nhận định về nguyên nhân khiến đập xuống cấp như hiện nay. Theo đồng chí Chủ tịch UBND xã, để khắc phục cần phải múc đất ở rải đường tràn và đầm lại nền từ cống lên để không còn xảy ra hiện tượng thấm rỉ. UBND huyện đã kiểm tra và có tờ trình lên UBND tỉnh để có nguồn vốn hỗ trợ sửa chữa. "Trong thời gian chờ quyết định, chúng tôi tuyên truyền bà con chủ động tích trữ bao tải tích đất để xử lý khi xảy ra sự cố. Đồng thời theo dõi sát sao và kịp thời báo cáo lên huyện trong trường hợp khẩn cấp”, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.
Viết Đào
(HBĐT) - Chính phủ vừa ra Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 26/5/2017 về phê duyệt đề án thí điểm và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa giai đoạn 2017- 2020.