Theo bản tin lúc 17 giờ chiều 16-7 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, đến 4 giờ ngày mai 17-7, vị trí tâm bão ở trên đất liền các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11.


                               Đường đi và vị trí cơn bão số 2. (Nguồn: nchmf.gov.vn)

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 ở vịnh Bắc Bộ đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8-9, ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to như Hoành Sơn (Hà Tĩnh) 86mm, Ba Đồn (Quảng Bình) 78mm, Cồn Cỏ (Quảng Trị) 196mm,…

Hồi 16 giờ ngày 16-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Thanh Hóa-Hà Tĩnh khoảng 240km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 11-12.

Trong sáu giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 22 giờ ngày 16-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Thanh Hóa-Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 11-12.

Trong sáu đến 12 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 04 giờ ngày 17-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 10-11.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Trung Lào. Đến 16 giờ ngày 17-7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 103,6 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (50-60km/giờ), giật cấp 7-8.

Do ảnh hưởng của bão, ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) tiếp tục có gió mạnh cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-12; sóng biển cao từ 4-5m, vùng ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình sóng cao từ 2-4m; Biển động rất mạnh.

Từ tối và đêm nay (16-7), trên vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có gió bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11; ven biển các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-10; ở các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Bình và sâu trong đất liền khu vực các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh có gió giật cấp 6-8.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km suy yếu thành một vùng áp thấp và tan dần.

Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3

Từ ngày 16-7 đến ngày 18-7 ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to: Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An 250-350mm; các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Hà Tĩnh 150-250mm; các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Điện Biên 100-200mm; các khu vực khác của Bắc Bộ và các tỉnh từ Quảng Bình-Thừa Thiên Huế 50-150mm.

Từ ngày 17 đến 20-7, một đợt lũ sẽ xuất hiện trên thượng lưu hệ thống sông Hồng với biên độ lũ lên từ 2-3m, trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh biên độ lũ lên từ 4-6m. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái ở mức BĐ2; sông Hoàng Long tại Bến Đế ở mức BĐ1; trên sông Hiếu (Nghệ An), sông Bưởi và thượng nguồn sông Mã (Thanh Hóa) ở mức BĐ1 và trên BĐ1; trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh), sông Gianh, sông Kiến Giang (Quảng Bình) ở mức BĐ1-BĐ2; hạ lưu sông Mã và sông Cả còn dưới mức BĐ1.

Lũ lớn trên các sông suối nhỏ, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng ở vùng trũng có khả năng xảy ra tại nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đặc biệt một số tỉnh như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Ngập úng tại các khu đô thị, các thành phố lớn có nguy cơ xuất hiện như: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An), Hà Tĩnh.

Trong chiều tối và đêm nay, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2-3m; biển động. Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-8.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, gió mạnh ở vùng biển phía Nam: cấp 1-2.

Bão số 2 mạnh cấp 9 gây mưa lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (cập nhật lúc 9 giờ 45 phút sáng 16-7)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ tối và đêm nay (16-7), trên vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có gió bão mạnh cấp 7-9, giật cấp 10-11; ven biển các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-10; các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Bình và sâu trong đất liền khu vực các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh có gió giật cấp 6-8.

Hồi 7 giờ ngày 16-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,7 độ vĩ bắc; 109,4 độ kinh đông, trên vùng biển phía nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển các tỉnh Thanh Hóa-Hà Tĩnh khoảng 410 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/giờ), giật cấp 10-11.

 

Đường đi và vị trí cơn bão số 2. (Nguồn: nchmf.gov.vn)

Trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến 19 giờ ngày 16-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ vĩ bắc; 107,0 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh khoảng 120 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/giờ), giật cấp 10-11.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km, duy trì cấp bão với gió mạnh nhất cấp 8-9, giật cấp 10-11 khi đi vào đất liền các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Đến 7 giờ ngày 17-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ vĩ bắc; 104,8 độ kinh đông, trên đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10-11.

Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió bão mạnh từ cấp 6 trở lên): vĩ tuyến 16,5 đến 20,00N; phía tây kinh tuyến 111,50E.

Do ảnh hưởng của bão, ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11; sóng biển cao từ 3-5m; Biển động rất mạnh.

Từ tối và đêm nay (16-7), trên vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có gió bão mạnh cấp 7-9, giật cấp 10-11; ven biển các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-10; ở các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Bình và sâu trong đất liền khu vực các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh có gió giật cấp 6-8.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, sau suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và đến 7 giờ ngày 18-7 thành vùng áp thấp trên phía Tây Bắc nước Lào.

Trong sáng 17-7, vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục có gió bão mạnh cấp 7-9, giật cấp 10-11; ven biển các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-10; ở các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Bình và sâu trong đất liền khu vực các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh có gió giật cấp 6-8.

Từ ngày 16-7 đến ngày 18-7 ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to: Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An 250-350mm; các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Hà Tĩnh 150-250mm; các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Điện Biên 100-200mm; các khu vực khác của Bắc Bộ và các tỉnh từ Quảng Bình-Thừa Thiên Huế 50-150mm.

Ngoài ra, từ ngày 17 đến 19-7, một đợt lũ sẽ xuất hiện trên thượng lưu hệ thống sông Hồng với biên độ lũ lên từ 2-3m, trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh biên độ lũ lên từ 4-6m. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái ở mức BĐ2, tại Phú Thọ ở mức BĐ1; trên sông Lô tại Tuyên Quang, sông Cầu tại Đáp Cầu, sông Hoàng Long tại Bến Đế ở mức BĐ1; trên sông Hiếu (Nghệ An), sông Bưởi và thượng nguồn sông Mã (Thanh Hóa) ở mức BĐ1 và trên BĐ1; trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh), sông Gianh, sông Kiến Giang (Quảng Bình) ở mức BĐ1-BĐ2; hạ lưu sông Mã và sông Cả còn dưới mức BĐ1.

Lũ lớn trên các sông suối nhỏ, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng ở vùng trũng có khả năng xảy ra tại nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đặc biệt một số tỉnh như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Ngập úng tại các khu đô thị, các thành phố lớn có nguy cơ xuất hiện như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An), Hà Tĩnh.

Trong ngày và đêm nay, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2-3m; biển động. Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-8.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, gió mạnh ở vùng biển phía nam cấp 1-2.

Dự báo thời tiết ngày và đêm 16-7 tại các địa phương:

Phía Tây Bắc Bộ: Nhiều mây, ngày có mưa rào và dông vài nơi, đêm có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 70 - 97%. Nhiệt độ thấp nhất từ : 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ : 30 - 33 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng đồng bằng và ven biển từ chiều nay có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Gió đông bắc đến bắc cấp 3, giật cấp 6-8; vùng ven biển có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-10. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 65 - 98%. Nhiệt độ thấp nhất từ : 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ : 29 - 32 độ, có nơi trên 32 độ C.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế: Nhiều mây, có mưa, mưa rào và rải rác có dông; riêng phía Bắc (Thanh Hóa đến Quảng Bình) có mưa vừa, mưa to đến mưa rất to. Phía bắc gió đông bắc đến bắc, phía nam gió tây nam đến nam cấp 2-3; vùng ven biển Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-10. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 65 - 100%. Nhiệt độ thấp nhất từ : 24 - 27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ : 29 - 32 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận: Phía bắc nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác; phía nam mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Độ ẩm từ 58 - 95%. Nhiệt độ thấp nhất từ : 25 - 28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ : 29 - 32 độ C.

Tây Nguyên: Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 70 - 97%. Nhiệt độ thấp nhất từ : 20 - 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ : 26 - 29 độ C.

Nam Bộ: Nhiều mây, có mưa rào và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 68 - 96%. Nhiệt độ thấp nhất từ : 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ : 30 - 33 độ C.

Khu vực Hà Nội: Nhiều mây, chiều và đêm có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông. Gió đông bắc đến bắc cấp 3, giật cấp 4-5. Trong cơn dông có khả năng xảy ra gió giật mạnh. Độ ẩm từ 67 - 98%. Nhiệt độ thấp nhất từ : 24 - 27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ : 29 - 32 độ C.


                                                                  TheoNhandan

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Cộng đồng chung tay thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư

(HBĐT) - Nhà ở dân cư là một trong những tiêu chí quan trọng, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn, vừa nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Những năm qua, triển khai thực hiện tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư trong xây dựng NTM, huyện Lương Sơn ngoài thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ về nhà ở của cấp trên đã vận động nhân dân tự thực hiện kiên cố hóa, chỉnh trang nhà ở và cả cộng đồng cùng chung tay thực hiện tiêu chí này.

Tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm nông sản hàng hóa

(HBĐT) - Cao Phong là vùng trồng mía và cây ăn quả có múi nổi tiếng, đồng thời lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có bước phát triển. Do vậy, vấn đề đảm bảo ATTP đối với các loại nông sản hàng hóa được đặt biệt quan tâm.

Hội nghị tập huấn “Phổ biến kiến thức pháp luật về Thực thi quyền Sở hữu trí tuệ ở địa phương”

(HBĐT) - Ngày 11/7, Sở Khoa học và Công Nghệ đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học tổ chức hội nghị tập huấn "Phổ biến kiến thức pháp luật về Thực thi quyền Sở hữu trí tuệ ở địa phương”.

Ra quân chiến dịch “Kỳ nghỉ hồng” năm 2017

(HBĐT) - Ngày 8/7, tại xã Thượng Bì (Kim Bôi), Tỉnh đoàn phối hợp với Huyện đoàn Kim Bôi tổ chức Lễ ra quân và triển khai các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch tình nguyện "Kỳ nghỉ hồng” cấp tỉnh năm 2017. Tham gia có 300 ĐVTN, công nhân, công chức, viên chức thuộc các đơn vị: xã Thượng Bì, Hạ Bì, Kim Tiến, Trung Bì, Sơn Thủy, Vĩnh Đồng, Đoàn Thanh niên Công an huyện, CLB cán bộ trẻ tỉnh, Đoàn thanh niên chi nhánh xăng dầu Hòa Bình và đông đảo bà con nhân dân xóm Đầm Sáng, xã Thượng Bì.

Xã Tiến Sơn cải thiện môi trường sống

(HBĐT) - Những năm 2009 - 2010, tại xã Tiến Sơn (Lương Sơn) người dân chưa có ý thức xây dựng nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi, rác thải xả bừa bãi không theo quy định. Để giải quyết nhu cầu vệ sinh cá nhân, mọi người sẵn sàng phóng uế ngay bờ ruộng, kênh mương. Hình ảnh những chiếc bao tải được quây tại bờ mương để đi vệ sinh phổ biến trên địa bàn xã. Thực tế này là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tiêu chảy, giun sán, viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Tiếp tục có mưa trên diện rộng, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

(HBĐT) - Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục Tây Bắc – Đông Nam kết hợp với hội tụ gió trên cao nên ở tỉnh Hòa Bình, từ 14 giờ 30 phút ngày 08 đến 16 giờ 00 ngày 08 tháng 7 năm 2017 tại TP. Hòa Bình đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa đạt 92,0 mm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục