(HBĐT) - Lương Sơn hiện là huyện giữ vai trò đầu tàu trong phát triển công nghiệp của tỉnh. Với sự năng động cũng như vị trí địa lý thuận lợi, Lương Sơn đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - xây dựng. Tuy nhiên, đi liền với sự phát triển đó là vấn đề môi trường khiến Lương Sơn cũng là "điểm nóng” về vấn đề này.
Công tác xử lý nước thải tại KCN Lương Sơn đáp
ứng nhu cầu thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp.
Thống kê trên toàn huyện Lương Sơn hiện có 164
dự án đầu tư, chiếm 39% dự án toàn tỉnh gồm 19 dự án FDI với tổng số vốn đăng
ký đầu tư hơn 282 triệu USD, 143 dự án đầu tư trong nước, tổng số vốn đăng ký
xấp xỉ 15.000 tỷ đồng.
Riêng KCN Lương Sơn có tỷ lệ lấp đầy đạt trên 80% diện
tích. KCN hiện thu hút được 26 dự án đầu tư bao gồm có 12 dự án FDI (chiếm 70,6%
dự án FDI đầu tư vào các KCN của tỉnh), vốn đăng ký trên 232 triệu USD và 14 dự
án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 2.690 tỷ đồng. KCN Lương Sơn đang giải quyết
việc làm cho trên 10.000 lao động, góp phần tích cực vào giá trị xuất khẩu,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của tỉnh.
Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 743 cơ sở và doanh
nghiệp sản xuất CN-TTCN… đang trên đà phát triển, tạo giá trị sản xuất ngành
công nghiệp - xây dựng lên hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về CN - TTCN, Lương Sơn
đang phải đối mặt với mặt trái tất yếu chính là vấn đề môi trường. Đây là bài
toán mà chính quyền huyện Lương Sơn phải tập trung giải quyết không thể ngày
một, ngày hai. Cụ thể như những bức xúc ô nhiễm môi trường từ khu xử lý rác
thải thuộc tiểu khu 10, thị trấn Lương Sơn; tình trạng ô nhiễm môi trường của
Nhà máy Xi-măng Vĩnh Sơn; vấn đề ô nhiễm
trầm trọng từ lò gạch của công ty CP gạch tuynel Đại Hưng (công ty Đại Hưng).
Hoạt động của Nhà máy xi măng Trung Sơn thuộc địa bàn
xã Trung Sơn khiến cho hàng trăm hộ dân luôn bị "tra tấn” bởi tiếng ồn, bụi xi
măng, bốc mùi. Từ khi nhà máy đi vào hoạt động đã làm cuộc sống của bà con nơi
đây bị đảo lộn…Mới đây là hiện tượng tập kết rác thải không đúng quy định của
một doanh nghiệp trên địa bàn xóm Bến Cuối, xã Trung Sơn gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng…
Để giải quyết được những vấn đề gây bức xúc này, trước
mắt cũng như lâu dài, bên cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp, một trong những
yếu tố then chốt đó chính là nguồn lực nhằm tạo sự chuyển biến căn bản công tác
môi trường tại những "điểm nóng” trên
địa bàn.
Qua tìm hiểu được biết, một số "điểm nóng” về môi
trường trên địa bàn huyện đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua. Còn
tại KCN Lương Sơn, công tác xử lý nước thải bảo đảm theo yêu cầu, hạn chế tối
đa gây ô nhiễm môi trường. Để có được điều này, tỉnh ta cùng nhà đầu tư đã bỏ
ra không ít tiền của để xây dựng khu vực xử lý nước thải công nghiệp này.
Mặc dù vậy, tại một số doanh nghiệp vẫn tồn tại vấn đề
môi trường, trong đó, tính riêng việc ô nhiễm tại Nhà máy xi măng Trung Sơn, để
giải quyết tận gốc vấn đề, ngoài cải thiện công nghệ, phải di dời các hộ dân
liền kề đi nơi khác để bảo đảm hành lang an toàn của nhà máy cách khu dân cư
500 m theo đúng quy định. Tuy nhiên, theo ước tính, số tiền để thực hiện kế
hoạch di dời các hộ dân khỏi vùng ảnh hưởng khá lớn, cỡ khoảng 500 tỷ đồng.
Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Trần Anh, Phó Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Công tác bảo vệ môi trường chịu áp
lực lớn từ tốc độ phát triển nhanh về công nghiệp và đô thị. Trong khi đó, tình
hình kinh tế còn khó khăn khiến số ít doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn
chưa quan tâm, chú trọng vấn đề công nghệ, bảo vệ môi trường.
Để ngăn chặn, khắc phục và giải quyết ô nhiễm môi
trường đã và đang xảy ra trên địa bàn, trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và
Môi trường cũng như huyện Lương Sơn sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ những giải
pháp như: tăng cường hơn nữa công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám
sát về môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã
hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
bảo vệ môi trường…
Đồng thời, cùng cơ quan chức năng, huyện Lương Sơn lựa
chọn các nhà đầu tư với dây chuyền hiện đại, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới
môi trường; xây dựng ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho doanh
nghiệp, người dân nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ
mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội. Cùng với đó là sự vào cuộc mạnh
mẽ của chính quyền, đoàn thể các cấp thường xuyên tuyên truyền, vận động người
dân có ý thức bảo vệ môi trường.
H.T
(HBĐT) - Ngày 25/8, Bưu điện tỉnh đã khai mạc lớp tập huấn " Hướng dẫn dịch vụ tiếp vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích cán bộ, nhân viên hệ thống Bưu điện cấp huyện và cấp xã.
(HBĐT) - Ngày 25/8, Ban Dân tộc tổ chức hội thảo tham vấn để hoàn thiện dự thảo "Hướng dẫn quản lý, vận hành duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng sử dụng vốn Chương trình 135 tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 – 2020”. Tham dự có trên 50 đại biểu đại diện các sở, ngành liên quan, phòng KT-HT, phòng Dân tộc các huyện, thành phố và một số xã thực hiện chương trình.
(HBĐT) - Người cao tuổi tham gia bảo vệ môi trường và xây dựng NTM là một trong những chương trình lớn của công tác Hội NCT những năm gần đây. Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của chương trình, Hội NCT các cấp huyện Tân Lạc đã chủ động công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên và gia đình hội viên. Từ đó tích cực tuyên truyền, vận động người thân và gia đình thực hiện bảo vệ cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.
(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Công điện khẩn Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;Đài Phát thành và Truyền hình tỉnh;Báo Hòa Bình. Nội dung Công điện nêu rõ:
Ngày 23-8, Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai đã họp bàn giải pháp ứng phó với cơn bão số 6 (tên quốc tế là bão Hato).