(HBĐT) - Phát triển sản xuất cam hàng hóa có chất lượng cao là chiến lược của huyện Lạc Thủy nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung trong xây dựng NTM, tái cơ cấu nông nghiệp và tăng thu nhập cho người nông dân. Do đó, tỉnh và huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho các hộ trồng cam mở rộng diện tích, đang dần hình thành vùng sản xuất tập trung, sản phẩm được thị trường ưa chuộng, nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, bình quân thu nhập trên 400 triệu đồng/ha.


Diện tích trồng cây có múi của huyện Lạc Thủy hiện nay có 996 ha, trong đó diện tích trồng cam 668 ha; 316 ha đang trong giai đoạn kinh doanh, 352 ha trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Cơ cấu giống chủ yếu là cam Xã Đoài, cam V2 và cam đường Canh. Năng suất trung bình đạt 28,5 tấn/ha, giá tại vườn ổn định từ 20- 25.000 đồng/kg. Cam được trồng tập trung tại 5 xã, thị trấn của huyện gồm: Liên Hòa, Hưng Thi, Phú Thành, Thanh Hà, Thanh Nông và Cố Nghĩa.


Người dân xã Lạc Long (Lạc Thủy) thu hoạch cam niên vụ 2017

Cam là loại cây trồng khó tính, nhạy cảm với điều kiện thời tiết và sâu bệnh nên người trồng cam phải đầu tư cao về vốn và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Trong nhiều năm qua, các giống cam nói trên đều phát triển ổn định, chất lượng quả tốt và có hiệu quả kinh tế cao vượt trội so với các loại cây trồng khác. Vì vậy, diện tích trồng cam không ngừng được mở rộng.

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm cam có chất lượng đảm bảo ATTP liên tục tăng chính là cơ hội để phát triển thị trường và sản xuất cho các sản phẩm cam của huyện Lạc Thuỷ. Tuy nhiên, do cam Lạc Thuỷ chưa có thương hiệu nên gặp một số khó khăn trong tiêu thụ như: các sản phẩm chưa có dấu hiệu nhận biết và phân biệt trên thị trường. Điều này hạn chế khả năng mở rộng thị trường do xu hướng tiêu dùng trong và ngoài nước hướng tới các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, minh bạch về tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo ATTP. Giá bán hiện nay tương đối ổn định, cho thu nhập cao hơn các cây trồng khác nhưng vẫn chưa đạt được những giá trị thực so với các sản phẩm cùng loại của các vùng sản xuất khác trong tỉnh. Vì vậy hiệu quả kinh tế chưa phát huy được hiệu quả tối đa.

Bên cạnh đó, quy mô sản xuất nhỏ, kỹ thuật không đồng đều giữa các hộ dẫn đến chất lượng cam có sự khác biệt trong vùng sản xuất. Việc đầu tư marketing cho sản phẩm còn hạn chế nên các kết quả xúc tiến thương mại chưa cao. Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm cam Lạc Thuỷ với các dấu hiệu nhận diện, hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng và ATTP nhằm thích ứng với yêu cầu thị trường ngày càng cao là cần thiết nhằm phát triển cây cam một cách bền vững và nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Đồng chí Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ khẳng định: "Sự kiện cam Lạc Thuỷ được bảo hộ nhãn hiệu tập thể là thành công lớn của huyện. Để bảo vệ và phát triển thương hiệu, chúng tôi sẽ chỉ đạo ban quản lý nhãn hiệu chứng nhận cam Lạc Thuỷ cùng các phòng, ban liên quan tăng cường quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư, mở rộng vùng sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn nông dân thực hành sản xuất theo hướng VietGAP, ứng dụng mạnh KHKT trong sản xuất để sản phẩm cam Lạc Thuỷ vươn xa trên thị trường”.

Đinh Thắng


Các tin khác


Ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh Tăng cường công tác quản lý nhà nước để đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 7/11, tại sở Thông tin & Truyền thông, Ban Văn hóa- Xã hội (HĐND tỉnh) đã giám sát công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực viễn thông và Internet trên địa bàn tỉnh. Tham gia cuộc giám sát có đại diện Văn phòng và các Ban của HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội (HĐND tỉnh) chủ trì, điều hành cuộc giám sát.

Duy trì, củng cố gần 94 km đường bằng cản lửa

(HBĐT) - Đến nay, lực lương chức năng và các địa phương đã xây dựng, củng cố và tiếp tục duy trì 93,9 km đường băng cản lửa tại những khu vực trọng yếu nhằm PCCCR, trong đó có 75,9 km đường băng trắng, 18 km đường băng xanh, tập trung ở các huyện Mai Châu, Lạc Thủy, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Cao Phong, TP Hòa Bình…

Gần 150.000 người được tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp tổ chức truyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến công tác QL&BVR, PCCCR cho gần 150.000 lượt người, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân và cộng đồng trong việc chấp hành các định về BVR, PCCCR.

Cấp thiết phòng – chống bệnh lùn sọc đen hại lúa

(HBĐT) - Bà con nông dân trong tỉnh vừa kết thúc vụ thu hoạch lúa mùa. Năng suất vụ này bị ảnh hưởng đáng kể ngoài nguyên nhân ngập úng, thiệt hại do mưa bão còn do hàng nghìn ha lúa cuối vụ bị nhiễm lùn sọc đen.

Hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh” và phát động cuộc thi “Sứ giả môi trường” năm 2017

(HBĐT) - Sáng 5/11, tại đê Đà Giang, khu vực phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình), Tỉnh đoàn phối hợp với Công ty TNHH xử lý môi trường Hòa Bình và tổ chức KICBV tại Hòa Bình tổ chức lễ hưởng ứng "Ngày chủ nhật xanh” và phát động cuộc thi "Sứ giả môi trường” năm 2017. Tham dự có trên 400 ĐVTN Khối các cơ quan tỉnh; Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh và TP Hòa Bình.

Hiệu quả mô hình dạy học trải nghiệm sáng tạo

(HBĐT) - Năm học 2016 - 2017, học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã đạt được nhiều thành tích cao trong nhiều cuộc thi, dự án khoa học cấp quốc gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Dự án khoa học "Bảo quản cam Cao Phong (Hòa Bình) bằng hợp chất tự nhiên (Clay)” - giải ba, "Xe lăn cho người khuyết tật chân” - giải khuyến khích, "Thiết bị tái tạo năng lượng từ đường nước chảy cho người dân vùng cao” - giải khuyến khích… Để có được kết quả trên, thầy và trò trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã áp dụng nhiều phương pháp học tập, trong đó phải kể đến mô hình dạy học trải nghiệm sáng tạo (TNST) của nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục