(HBĐT) - Bà con nông dân trong tỉnh vừa kết thúc vụ thu hoạch lúa mùa. Năng suất vụ này bị ảnh hưởng đáng kể ngoài nguyên nhân ngập úng, thiệt hại do mưa bão còn do hàng nghìn ha lúa cuối vụ bị nhiễm lùn sọc đen.


Tại cánh đồng xóm Cun, xã Cun Pheo (Mai Châu), bệnh lùn sọc đen gây hại diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa, nguy cơ tái gây hại ở vụ sau nếu không thực hiện các biện pháp phòng – chống triệt để

 

Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến - Chi cục Trưởng chi cục Trồng trọt & BVTV, đã rất lâu rồi, bệnh lùn sọc đen lại quay trở lại, gây hại nặng nề đối với các tỉnh thành phía Bắc như Nam Định, Thái Bình… Riêng với tỉnh ta ở thời điểm vụ mùa năm 2009 và vụ xuân năm 2010 đã có diện tích lúa nhiễm bệnh và giờ sau 8 năm, lùn sọc đen đã lại gây hại trên diện rộng.

Cánh đồng xóm Cun, xã Cun Pheo (Mai Châu) là một trong những cánh đồng bị nhiễm lùn sọc đen nặng. Hầu hết các bông lúa đều hỏng hạt, ruộng nhiễm ít thì thu lượm được khoảng 30% sản lượng lúa, ruộng nhiễm nhiều thì chỉ còn nước cắt về làm thức ăn cho bò, trâu. Khi được hỏi, không mấy người rõ đây là bệnh gì, chỉ biết rằng vì tình hình sâu bệnh như này mà chắc chắn mất mùa. Chị Hà Thị Phiếu ở xóm Cun cho biết: Sản lượng chỉ bằng 1/10 các vụ trước. Mọi năm với diện tích đã trồng, gia đình chị thu ít nhất cũng 30 bao lúa nhưng vụ này không chắc đã thu nổi 4 bao. Ở chân ruộng đối diện, tình cảnh của bà Bùi Thị Hợp cũng chẳng khá hơn. Bà Hợp cho biết: Gia đình có 800m ruộng, toàn bộ diện tích đều bị nhiễm bệnh này, năng suất coi như bằng không, chỉ còn cách cắt về cho gia súc ăn. Lúc đầu thấy có hiện tượng, tôi đã phun thuốc trừ rầy mấy lần nhưng không hiệu quả, chỉ thấy cây bị lùn đi, cây lúa không trổ bông hoặc có thì bông lại bị lép.

Theo thống kê của hệ thống Trồng trọt & BVTV, với phạm vi nhiễm hại toàn tỉnh, huyện Mai Châu có diện tích bị nhiễm lùn sọc đen lớn nhất, tiếp đó là các huyện Yên Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn... Toàn tỉnh có 980ha nhiễm, trong đó, diện tích mất trắng 209ha, nhiễm nặng 207ha, nhiễm trung bình và nhiễm ha, nhiễm nhẹ 564ha. Để nhận diện cây lúa nhiễm lùn sọc đen có các triệu trứng cây thấp lùn, lá và thân có màu xanh đậm, lá non mới ra ngắn, lá xoăn, gợn sóng và có những u sưng. Cây đẻ nhánh nhiều hơn bình thường, đôi khi mọc chồi lên đốt thân. Cây thường bị bệnh muộn, phát triển được nhưng không trổ bông, nghẹn đòng hoặc hạt lép. Khi lúa ở giai đoạn vươn lóng nêu bóc nhẹ lúa quan sát kỹ phần thân có những u sáp màu trắng sữa chạy dọc theo thân. Khi bị nặng, những u sáp này chuyển sang màu đen nên gọi là lùn sọc đen.

Với tình hình nhiễm lùn sọc đen trên diện rộng ảnh hưởng đến năng suất vụ này, đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT cảnh báo: Cùng với sự tái bùng phát của rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen được xác định là đối tượng nguy hiểm nhất, có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng lúa vụ chiêm – xuân 2018 của tỉnh và những vụ tiếp theo. Để chủ động phòng trừ bệnh, nông dân trong tỉnh lưu ý đối với diện tích lúa đã gặt màng trồng cây vụ đông cần cày vùi gốc rạ không để lúa chét tái sinh, dọn sạch tàn dư, cỏ dại hay các cây ký chủ phụ (ngô, cỏ họ hòa thảo) ở bờ ruộng, mương dẫn nước để cắt nguồn bệnh vi rút lùn sọc đen. Có như vậy mới hạn chế tối đa nguồn thức ăn của rầy lưng trắng và nguồn bệnh chuyển vụ. Không gieo trồng ngô đông trên các khu vực bị lùn sọc đen gây hại lúa mà vẫn còn rầy lưng trắng xuất hiện.

Lưu ý ở vụ chiêm – xuân 2018, thực hiện gieo mạ tập trung, che phủ 100% vừa kết hợp chống rét cho mạ vừa ngăn cản rầy xâm hại. Hạn chế tối đa gieo mạ ở những ruộng đang có nguồn bệnh. Khi phát hiện có rầy lưng trắng trên luống mạ, phun thuốc nội hấp trừ rầy trước khi cấy 2 – 3 ngày. Tùy theo mức độ nhiễm bệnh, tiến hành tiêu hủy cả luống hoặc cả ruộng sau khi đã phun thuốc tiếp xúc trừ rầy. Giai đoạn lúa từ khi cấy – đứng cái và phân hóa đòng trở đi cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhổ vùi những cây lúa bị bệnh. Ngành NN & PTNT đang tập trung nguồn lực cho công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến cách nhận biết và biện pháp phòng, chống bệnh. Tập huấn giới thiệu về bệnh lùn sọc đen và biện pháp phòng, chống tới cán bộ chuyên môn, lãnh đạo các đơn vị liên quan, các xã, phường, thị trấn và trưởng các xóm có diện tích lúa có nguy cơ nhiễm bệnh.

Bùi Minh

Các tin khác


Họp khẩn ứng phó bão số 12 mang tên Con voi

Cơn bão số 12 có tên Damrey (Con voi) mạnh cấp 10-11, gió giật cấp 13 đang tiến thẳng vào vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ, dự kiến đêm 3 sáng 4-11, bão sẽ đổ bộ vào đất liền. Sáng 2-11, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT) đã tổ chức cuộc họp khẩn ứng phó với cơn bão này.

Bão số 12 đang hướng vào các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ

Sáng nay, 2-11, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão thứ 12 và có tên quốc tế là Damrey. Lúc 7 giờ, vị trí tâm bão cách đảo Song Tử Tây khoảng 380km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

“Sạch đồng, đẹp làng”ở xã Nhân Nghĩa

(HBĐT) - Đến xóm nào của xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) chúng tôi cũng thấy quang cảnh đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ. ở các cánh đồng đều có bể chứa vỏ thuốc sâu để tiêu hủy. Chị Bùi Thị Thanh Dung, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Nhân Nghĩa dẫn tôi đi các xóm, các cánh đồng của xã, chị cho biết: Khi chưa thành lập mô hình "Tổ tự quản về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm”, chi hội phụ nữ tập trung chủ yếu vệ sinh đoạn đường phụ nữ tự quản nên ở một số con đường liên xóm cây cối um tùm. Từ khi thành lập tổ tự quản có sự chung tay vào cuộc quyết liệt của Đảng ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, bây giờ các đoạn đường liên xóm đã phong quang, sạch sẽ. Các hộ gia đình tự giác tham gia vệ sinh chung nên đường làng, ngõ xóm sạch sẽ hơn. Điều đó chứng tỏ nhận thức của bà con đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đây chính là yếu tố quan trọng để thực hiện có hiệu quả mô hình "Tổ tự quản về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Cấp thiết ổn định cuộc sống người dân sau mưa lũ

(HBĐT) - Đợt mưa lũ lịch sử đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. UBND tỉnh đang tập trung thực hiện các giải pháp ổn định cuộc sống người dân sau mưa lũ.

Xã Tân Pheo dồn lực khắc phục hậu quả mưa lũ

(HBĐT) - Sau đợt mưa lũ lịch sử, mặc dù chính quyền cùng nhân dân xã Tân Pheo (Đà Bắc) đang tích cực khắc phục hậu quả nhưng sự mất mát, đau thương vẫn hiện hữu trên khuôn mặt của người dân. Những căn nhà trơ nền móng khi mọi thứ đều bị lũ cuốn trôi. Những khối đất vàng quạch cùng sức mạnh của dòng nước từ trên cao dội xuống đã tàn phá, chia cắt nhiều đoạn đường vào xã, làm hư hại nhiều công trình phúc lợi.

Áp thấp lại hướng vào miền Nam đúng 20 năm bão Linda

Trong hai áp thấp nhiệt đới trên biển, một áp thấp nhiệt đới với sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9 được dự báo đi vào vùng biển phía nam Cà Mau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục