(HBĐT) - Năm học 2016 - 2017, học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã đạt được nhiều thành tích cao trong nhiều cuộc thi, dự án khoa học cấp quốc gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Dự án khoa học "Bảo quản cam Cao Phong (Hòa Bình) bằng hợp chất tự nhiên (Clay)” - giải ba, "Xe lăn cho người khuyết tật chân” - giải khuyến khích, "Thiết bị tái tạo năng lượng từ đường nước chảy cho người dân vùng cao” - giải khuyến khích… Để có được kết quả trên, thầy và trò trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã áp dụng nhiều phương pháp học tập, trong đó phải kể đến mô hình dạy học trải nghiệm sáng tạo (TNST) của nhà trường.



Học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tham gia hội thi trình diễn thí nghiệm khoa học lần thứ I, năm học 2016 - 2017.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Thị Phương Lan, Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cho biết: Mô hình dạy học TNST được ban chuyên môn nhà trường xây dựng và chính thức tổ chức giảng dạy từ đầu năm học 2015 - 2016. Ngay từ khi áp dụng mô hình dạy học TNST, lãnh đạo nhà trường đã xác định hoạt động này nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn. Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những vấn đề trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kỹ năng sống và năng lực cho học sinh.

Nội dung mô hình dạy học TNST gồm cả môn tự nhiên và môn xã hội. Dạy học theo mô hình TNST được thể hiện dưới hình thức phong phú, đa dạng. Nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia học tập tại nhiều địa điểm khác nhau như lớp học, thư viện, hoạt động các CLB, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, hoạt động tình nguyện, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội, thăm quan danh lam thắng cảnh, làng nghề, cơ sở sản xuất... Tất cả các hoạt động đều liên quan đến chủ đề để học sinh có quá trình trải nghiệm, tư duy và rút ra những sáng kiến mang tính đột phá.

Năm học 2016 - 2017, các tổ chuyên môn đã triển khai và thực hiện tốt các giờ học TNST bằng nhiều hình thức phù hợp với từng môn học như: Hội thi rung chuông vàng (môn toán), tổ chức diễn đàn lễ hội sách Hoàng Văn Thụ (môn ngữ văn), lễ hội trò chơi Hallowen (môn tiếng Anh), CLB thể thao (môn thể dục)... Với việc áp dụng sáng tạo mô hình dạy học TNST, nhà trường đã dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng và chất lượng học sinh giỏi các cấp. Học sinh giỏi cấp tỉnh đoạt 220 giải, học sinh giỏi quốc gia 36 giải, học sinh giỏi giải toán trên máy tính Casio khu vực 12 giải… Về lĩnh vực giao lưu học tập, trường có 2 học sinh chuyên Anh xuất sắc đoạt giải nhì về "Văn hóa đọc” do Đại sứ quán Mỹ tổ chức tại Hà Nội; 2 học sinh chuyên Trung đoạt giải ba cuộc thi "Nhịp cầu Hán ngữ” do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Đặng Kiều Anh, học sinh lớp 11 chuyên Anh là 1 trong 2 thành viên của dự án khoa học "Bảo quản cam Cao Phong bằng hợp chất tự nhiên” chia sẻ: Mô hình TNST giúp chúng em phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng làm việc nhóm và bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học. Chúng em được tự tin trao đổi những thông tin, tư liệu, mở rộng kiến thức, ứng dụng thành tựu công nghệ vào học tập. Từ việc TNST, chúng em phát huy được năng lực, sở trường, tài năng và tích lũy thêm nhiều kỹ năng sống, chuẩn bị hành trang thực hiện ước mơ của mình.

Thu Thủy


Các tin khác


“Sạch đồng, đẹp làng”ở xã Nhân Nghĩa

(HBĐT) - Đến xóm nào của xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) chúng tôi cũng thấy quang cảnh đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ. ở các cánh đồng đều có bể chứa vỏ thuốc sâu để tiêu hủy. Chị Bùi Thị Thanh Dung, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Nhân Nghĩa dẫn tôi đi các xóm, các cánh đồng của xã, chị cho biết: Khi chưa thành lập mô hình "Tổ tự quản về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm”, chi hội phụ nữ tập trung chủ yếu vệ sinh đoạn đường phụ nữ tự quản nên ở một số con đường liên xóm cây cối um tùm. Từ khi thành lập tổ tự quản có sự chung tay vào cuộc quyết liệt của Đảng ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, bây giờ các đoạn đường liên xóm đã phong quang, sạch sẽ. Các hộ gia đình tự giác tham gia vệ sinh chung nên đường làng, ngõ xóm sạch sẽ hơn. Điều đó chứng tỏ nhận thức của bà con đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đây chính là yếu tố quan trọng để thực hiện có hiệu quả mô hình "Tổ tự quản về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Cấp thiết ổn định cuộc sống người dân sau mưa lũ

(HBĐT) - Đợt mưa lũ lịch sử đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. UBND tỉnh đang tập trung thực hiện các giải pháp ổn định cuộc sống người dân sau mưa lũ.

Xã Tân Pheo dồn lực khắc phục hậu quả mưa lũ

(HBĐT) - Sau đợt mưa lũ lịch sử, mặc dù chính quyền cùng nhân dân xã Tân Pheo (Đà Bắc) đang tích cực khắc phục hậu quả nhưng sự mất mát, đau thương vẫn hiện hữu trên khuôn mặt của người dân. Những căn nhà trơ nền móng khi mọi thứ đều bị lũ cuốn trôi. Những khối đất vàng quạch cùng sức mạnh của dòng nước từ trên cao dội xuống đã tàn phá, chia cắt nhiều đoạn đường vào xã, làm hư hại nhiều công trình phúc lợi.

Áp thấp lại hướng vào miền Nam đúng 20 năm bão Linda

Trong hai áp thấp nhiệt đới trên biển, một áp thấp nhiệt đới với sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9 được dự báo đi vào vùng biển phía nam Cà Mau.

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông (ATNĐ) di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25 km và có khả năng mạnh lên thành bão, khoảng chiều mai (1-11) bão sẽ đi vào Biển Đông.

Khẩn trương ổn định cuộc sống cho người dân chịu ảnh hưởng thiên tai

(HBĐT) - Những ngày sau trận mưa lũ lịch sử, xã Tiền Phong (Đà Bắc) chịu ảnh hưởng không nhỏ do ngập lụt và sạt lở đất. Nhiều hộ dân phải bỏ nhà chuyển đến ở tạm tại trạm y tế cũ và trường mầm non cũ của xã. Công tác khắc phục hậu quả thiên tai và ổn định cuộc sống cho người dân đang được cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể của xã khẩn trương triển khai thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục