(HBĐT) - Nhiều diện tích lúa, hoa màu bị mất trắng, đất đá sạt lở gây ách tắc trên diện rộng và khiến nhiều hộ dân phải di dời. Những ngày qua, chính quyền và người dân xã Nam Sơn (Tân Lạc) đã và đang tập trung khắc phục hậu quả, bà con nơi đây cần lắm sự quan tâm kịp thời của cơ quan hữu quan cũng như các tấm lòng thiện nguyện để sớm ổn định cuộc sống.


Đồng chí Đinh Xuân Lừng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trận mưa lũ lịch sử đã gây ra hậu quả hết sức nặng nề đối với xã Nam Sơn. Theo đó, xã có 1 người thiệt mạng do nước lũ cuốn trôi, 70 ha lúa bị ngập sâu mất hoàn toàn, 8 ha cây ăn quả chịu thiệt hại nặng. Mưa lớn gây sạt lở nghiêm trọng khiến 6 xóm bị chia cắt; hơn 10 cột điện nguy cơ gãy đổ, 2,5 ha ao cá bị mất hoàn toàn, một số gia súc, gia cầm nước lũ cuốn trôi.

Con đường độc đạo vào xóm Bái, xã Nam Sơn bị nước lũ phá hỏng, đến nay vẫn chưa khắc phục được.

"Để ổn định cuộc sống người dân, Nam Sơn tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả sau mưa lũ. Một số tuyến đường liên xóm bị sạt lở nhẹ, UBND xã đã huy động bà con khơi thông. Những cột điện bị gãy đổ thì dùng tre chống tạm. Mưa lớn không chỉ gây sạt lở đất, ách tắc giao thông mà còn đe dọa đến 44 nhà ở của người dân. Qua khảo sát, hiện, Nam Sơn có trên 60 hộ phải di dời, trong đó, xóm Bái 13 hộ, xóm Tớn 16 hộ và toàn bộ các hộ ở xóm Trong (33 hộ). Đến nay, mới có 3/12 hộ phải di dời khẩn cấp dỡ nhà cửa, chuyển đến ở tạm tại trạm xá nhưng họ chưa biết dựng nhà ở đâu”, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết.

Từ xóm Bương vào xóm Bái, con đường bụi mù khi có xe máy đi qua. Phía taluy dương nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, khối đất đá, cây cối nằm ngổn ngang. Phía taluy âm sạt lở cũng không kém, nhiều mảnh ruộng của bà con bị đất đá trượt xuống vùi lấp. Xóm Bái vẫn cô lập, con đường độc đạo vào xóm bị nước lũ khoét sâu vài mét ngang đường nên bà con phải mở lối mòn để đi lại.

Năm nay 63 tuổi, bà Đinh Thị ún chưa bao giờ tưởng tượng được sự tàn phá khủng khiếp của thiên tai đối với một xóm vốn yên bình bao đời nay như xóm Bái. Bà ún chia sẻ: "Nếu không sạt chỗ này thì nước chảy thẳng vào xóm cuốn trôi mấy nhà chúng tôi rồi chứ không phải mỗi nhà cháu Khiên đâu. Sợ lắm, giờ mong muốn được cấp trên quan tâm sửa lại đường, chuyển những nhà đang nguy hiểm đến nơi an toàn”.

ở xóm Bái, hộ ông Bùi Văn Khiên chịu thiệt hại nặng nề nhất. Căn nhà sàn bị nước lũ khoét sát hiên phải dỡ bỏ, vườn quýt cho thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm bị ngập sâu trong nước lũ, năm nay coi như mất trắng. "Vợ chồng tôi chuyển về ở với con trai, bây giờ nhà cửa dỡ bỏ rồi chưa biết chuyển đi đâu, mùa màng, tài sản cũng mất nên tương lai không biết thế nào”, bà Hà Thị ức, vợ ông Khiên lo lắng.

Cùng với xóm Bái, các xóm: Tớn, Trong cũng chịu những hậu quả nặng nề. Riêng xóm Trong, nước lũ ngập sâu trong 2 tuần nên hoa màu hư hại, sinh hoạt của bà con bị đảo lộn. Theo thống kê của UBND xã Nam Sơn, từ khi bị thiên tai đến nay, bà con trong xã đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Những thùng mỳ tôm, gạo và các nhu yếu phẩm khác đã phần nào giải quyết những nhu cầu trước mắt của bà con. Thế nhưng, để ổn định cuộc sống, Nam Sơn còn trăm bề khó khăn.

"Từ giờ đến tháng 12, vấn đề lương thực vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, từ tháng 12 trở đi sẽ rất khó khăn vì hoa màu của bà con đã thiệt hại hết, thời điểm này thời tiết lạnh giá nên ngô cũng chưa trồng được. Trước mắt, để ổn định đời sống của người dân, chúng tôi rất mong muốn được các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ kinh phí để quy hoạch quỹ đất và xây dựng khu tái định cư cho các hộ phải di dời. Đồng thời, hỗ trợ địa phương về phương tiện, máy móc để xử lý các điểm sạt lở gây ách tắc giao thông, các thửa ruộng bị đất đá vùi sâu để bà con có thể tiếp tục sản xuất cũng như sửa chữa lại đường dây điện đã bị hư hỏng”, đồng chí Đinh Văn Lừng, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn bày tỏ.

 Viết Đào

Các tin khác

Không có hình ảnh

Thuyền chống lũ - sản phẩm sáng tạo của giáo viên trường mầm non thị trấn Chi Nê

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Lê, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Thủy chia sẻ: Được chính thức phát động từ cuối tháng 6/2017, Ngày Phụ nữ sáng tạo 2017 do T.ư Hội LHPN Việt Nam tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng và gửi sản phẩm, ý tưởng dự thi của nhiều tập thể, cá nhân trên toàn quốc. Sản phẩm thuyền chống lũ, lĩnh vực GD&ĐT của nhóm tác giả trường mầm non thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) là 1 trong 24 tác phẩm sáng tạo được lựa chọn khen thưởng, tôn vinh trong Ngày Phụ nữ Sáng tạo năm 2017 tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/10 vừa qua.

Phổ biến kiến thức Dự án xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản

(HBĐT) - Từ ngày 6 - 8/11, Sở Công Thương phối hợp với phòng Kinh tế & Hạ tầng, NN & PTNT, Hội Nông dân huyện Tân Lạc tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức thuộc Dự án xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp. Tham dự lớp học có 100 nông dân, thành viên Hợp tác xã sản xuất, chế biến và tiêu thụ Bưởi đỏ Tân Lạc.

Ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh Tăng cường công tác quản lý nhà nước để đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 7/11, tại sở Thông tin & Truyền thông, Ban Văn hóa- Xã hội (HĐND tỉnh) đã giám sát công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực viễn thông và Internet trên địa bàn tỉnh. Tham gia cuộc giám sát có đại diện Văn phòng và các Ban của HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội (HĐND tỉnh) chủ trì, điều hành cuộc giám sát.

Duy trì, củng cố gần 94 km đường bằng cản lửa

(HBĐT) - Đến nay, lực lương chức năng và các địa phương đã xây dựng, củng cố và tiếp tục duy trì 93,9 km đường băng cản lửa tại những khu vực trọng yếu nhằm PCCCR, trong đó có 75,9 km đường băng trắng, 18 km đường băng xanh, tập trung ở các huyện Mai Châu, Lạc Thủy, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Cao Phong, TP Hòa Bình…

Gần 150.000 người được tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp tổ chức truyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến công tác QL&BVR, PCCCR cho gần 150.000 lượt người, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân và cộng đồng trong việc chấp hành các định về BVR, PCCCR.

Cấp thiết phòng – chống bệnh lùn sọc đen hại lúa

(HBĐT) - Bà con nông dân trong tỉnh vừa kết thúc vụ thu hoạch lúa mùa. Năng suất vụ này bị ảnh hưởng đáng kể ngoài nguyên nhân ngập úng, thiệt hại do mưa bão còn do hàng nghìn ha lúa cuối vụ bị nhiễm lùn sọc đen.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục