(HBĐT) - Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh vừa có Công điện khẩn số 143/ CĐ-BCH điện: Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, TP Hòa Bình; các sở, ngành; Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình.
Theo
tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.ư, từ ngày 20/11, không khí lạnh
tiếp tục được bổ sung nên ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, riêng vùng núi và
trung du phía Bắc có nơi rét đậm. Đây là đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu
mùa đến nay.
Thực
hiện Công điện số 91/CĐ-T.ư hồi 16h ngày 19/11/2017 của Văn phòng Ban chỉ đạo
T.ư về PCTT. Để chủ động đối phó với không khí lạnh, rét đậm,
PCTT&TKCN
tỉnh đề nghị Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, TP Hòa Bình, các sở, ngành
triển khai thực ngay một số nội dung sau:
1.Thường
xuyên cập nhật diễn biến của không khí lạnh, thông tin kịp thời trên các phương
tiện để mọi người dân, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa biết, chủ động phòng
tránh.
2.
Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ
khô nền, ấm chuồng và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi; tuyên truyền, vận động người
dân không cho trâu, bò làm việc, chăn thả tự do, đưa về nuôi nhốt, có kiểm soát
khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp; chủ động dự trữ thức ăn tinh và thức ăn khô
đảm bảo phòng chống đói, rét cho đàn gia súc.
3.
Chỉ đạo hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chăm sóc cây vụ đông, cây ăn quả và các
loại hoa, cây cảnh khác để bảo đảm sinh trưởng và phát triển. Đôn đốc việc thu
hoạch các loại hoa màu để hạn chế thiệt hại. Các địa phương căn cứ tình hình
thời tiết cụ thể, các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ chủ động chỉ đạo hướng
dẫn địa phương, thôn, xóm các biện pháp phòng, chống phù hợp bảo đảm an toàn
cho người và vật nuôi, cây trồng.
4.
Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình, hệ thống phát thanh, truyền tin ở các địa phương,
thôn, bản thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của thời tiết; tăng
cường thời lượng phát sóng truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng
để người dân biết, chủ động phòng tránh.
5.
Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết; thường
xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh theo số
điện thoại: 02183. 852.309; email: thuyloihb@gmail.com.
P.V
(TH)
(HBĐT) - Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, từ 17h ngày 9/10 đến 17h ngày 11/10/2017, trên địa bàn huyện Lương Sơn có mưa vừa, mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được tại Trạm khí tượng thủy văn Lâm Sơn là 183mm, mực nước trên sông Bùi cao nhất ở thời điểm 15h ngày 10/10 là 2.445 cm, trên mức báo động 3 đã làm ngập toàn bộ các ngầm trên địa bàn huyện, nhất là các ngầm tràn dọc theo sông Bùi và gây ngập quốc lộ 6, khu vực Đông Dương. Mưa to, nước lũ dồn về 3 con sông lớn chảy qua địa bàn huyện, gồm sông Cầu Đường, sông Thanh Hà và đặc biệt là sông Bùi - một con sông nhỏ, ngắn và dốc, hàng năm thường có lũ lớn gây ngập lụt các địa bàn: Cao Răm, Tân Vinh, Nhuận Trạch, Trường Sơn, thị trấn Lương Sơn...
(HBĐT) - "Là tâm điểm chịu ảnh hưởng nặng nhất trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, để ổn định cuộc sống cho đồng bào ở huyện Đà Bắc sau mưa lũ chắc còn lâu dài. Khó khăn nhất của tỉnh Hoà Bình nói chung và huyện Đà Bắc nói riêng sau mưa lũ là vấn đề nhà ở. Do vậy, vấn đề cấp bách là phải lo nhà ở cho người dân. Nhà bạt cũng được, nhất định không để ai màn trời chiếu đất”. Quan điểm chỉ đạo đó của đồng chí Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đang được tỉnh và huyện Đà Bắc quyết liệt chỉ đạo. Tuy vậy, ổn định dân cư sau mưa lũ huyện Đà Bắc vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19-11), khi đi vào vùng biển cách bờ biển các tỉnh từ Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận khoảng 200 km về phía đông, bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan ứng phó khẩn cấp bão số 14.
(HBĐT) - Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn (VS&NSNT) dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) được triển khai tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trong thời gian từ năm 2016 - 2020. Là một trong các tỉnh được tham gia dự án, Hòa Bình đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Với đặc thù là dựa trên kết quả - tức là nguồn vốn sẽ được giải ngân dựa vào kết quả thực hiện, Chương trình thực sự là một thách thức đối với tỉnh ta trong bối cảnh khó khăn về huy động các nguồn lực tài chính.
(HBĐT) - Nằm trong quy hoạch vùng động lực kinh tế của tỉnh, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có hàng chục dự án đang được triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng (GPBM). Nhiều năm nay, huyện đã tập trung, thống nhất chỉ đạo thực hiện tốt GPMB, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề xuất, kiến nghị của công dân liên quan tới thu hồi đất, GPMB, giải quyết những phát sinh ngay tại cơ sở, góp phần ổn định, thúc đẩy KT-XH. Các dự án trên địa bàn không gặp phải những trở ngại lớn, chưa có dự án không thực hiện đầu tư được do không đền bù, GPMB, không có đơn thư, khiếu nại, tố cáo phức tạp xảy ra, chưa phải áp dụng cưỡng chế bảo vệ thi công khi thực hiện GPMB - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Văn Minh cho biết.