(HBĐT) - Nằm trong quy hoạch vùng động lực kinh tế của tỉnh, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có hàng chục dự án đang được triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng (GPBM). Nhiều năm nay, huyện đã tập trung, thống nhất chỉ đạo thực hiện tốt GPMB, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề xuất, kiến nghị của công dân liên quan tới thu hồi đất, GPMB, giải quyết những phát sinh ngay tại cơ sở, góp phần ổn định, thúc đẩy KT-XH. Các dự án trên địa bàn không gặp phải những trở ngại lớn, chưa có dự án không thực hiện đầu tư được do không đền bù, GPMB, không có đơn thư, khiếu nại, tố cáo phức tạp xảy ra, chưa phải áp dụng cưỡng chế bảo vệ thi công khi thực hiện GPMB - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Văn Minh cho biết.


UBND huyện tập trung chỉ đạo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai. Hàng năm, UBND huyện phê duyệt kế hoạch công tác thanh tra để giải quyết cụ thể các vụ việc. Tổ chức hội nghị quán triệt các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, giao phòng Tư pháp huyện phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh, UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới khu dân cư. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của UBND huyện, theo thẩm quyền, các cấp, các ngành phối hợp giải quyết, định kỳ có báo cáo, tổng hợp để đôn đốc giải quyết. Đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp liên quan tới thu hồi đất, bồi thường, GPMB, lãnh đạo UBND huyện tổ chức đối thoại với công dân, tổ chức họp các cấp, các ngành có liên quan để chỉ đạo, phân công, phối hợp tập trung giải quyết theo quy định. Theo đó, hiệu quả giải quyết đơn, thư khiếu nại thuộc thẩm quyền được nâng lên rõ rệt.


Do làm tốt công tác tuyên truyền, người dân xóm Ngành, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) đồng thuận hiến đất xây dựng đường GTNT.

Năm 2016, huyện tiếp nhận 77 đơn, trong đó có 8 đơn khiếu nại, 6 đơn thuộc thẩm quyền đã được xác minh giải quyết 100%, công nhận 3 đơn khiếu nại đúng, 1 đơn chuyển Tòa án huyện giải quyết, các đơn còn lại có đúng, có sai; 3 đơn tố cáo, 3 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết, 100% đơn được xác minh giải quyết, công nhận 1 đơn, bác bỏ 2 đơn không đúng sự việc. Đơn kiến nghị (về chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất) có 66 đơn, thuộc thẩm quyền giải quyết 54 đơn, không thuộc thẩm quyền là 12 đơn. Các đơn thuộc thẩm quyền đã được xem xét giải quyết đạt cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Các đơn không thuộc thẩm quyền đã được chuyển đến cơ quan, đơn vị khác xem xét giải quyết.

6 tháng năm 2017, huyện tiếp nhận 38 đơn, trong đó, 4 đơn khiếu nại, có 4 đơn thuộc thẩm quyền đã được xác minh giải quyết 100%, công nhận 1 đơn khiếu nại đúng, bác bỏ 3 đơn do khiếu nại sai; 2 đơn tố cáo, có 1 đơn từ năm 2016 chuyển sang, các đơn tố cáo đang được thụ lý để xác minh giải quyết theo quy định; 32 đơn kiến nghị (về chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất), thuộc thẩm quyền giải quyết 24 đơn, không thuộc thẩm quyền 8 đơn. Các đơn thuộc thẩm quyền đã được xem xét giải quyết đạt cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được kịp thời giải quyết có tình, có lý và đúng quy định của pháp luật, thông qua công tác đền bù GPMB đã kịp thời báo cáo xin ý kiến UBND tỉnh để quyết định những nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được nhân dân trong vùng dự án có đất thu hồi phấn khởi, đồng tình ủng hộ dự án. Việc thực hiện tốt công tác GPMB và giải quyết hiệu quả các đơn, thư, khiếu nại, tố cáo của công dân theo thẩm quyền đã góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương một cách hiệu quả. Nhiều dự án đi vào hoạt động, đóng góp vào sự phát triển KT-XH của địa phương, tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cao cho người lao động. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch khá nhanh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đã chiếm ưu thế, đạt 71,5%; nông, lâm nghiệp chiếm 28,5%.

Mặc dù vậy, công tác GPMB, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân ở huyện Kỳ Sơn còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể: Công tác quản lý đất đai có quá trình lịch sử qua các thời kỳ có nhiều bất cập, vướng mắc; diện tích đất sử dụng chưa có giấy tờ chiếm khá nhiều; việc sử dụng đất sai mục đích còn phổ biến, chưa được xử lý triệt để. Tranh chấp đất đai còn diễn ra, khó giải quyết. Một bộ phận người dân chưa hiểu đúng các quy định của Nhà nước hoặc cố tình hiểu sai các quy định để đòi hỏi quyền lợi thái quá ngoài quy định, gây khó khăn cho công tác GPMB, phát sinh đơn, thư. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ còn bất cập, có nội dung chưa phù hợp với thực tế, nhất là trong thời gian qua có sự thay đổi về giá đất, chính sách theo hướng giảm xuống gây ra sự so sánh, phản ứng từ phía người có đất bị thu hồi. Việc trích đo thu hồi đất của một số dự án có sai sót so với thực tế và hiện trạng sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân. Đây là nguyên nhân chính gây chậm chễ, phát sinh khiếu nại, kiến nghị liên quan đến GPMB, thu hồi đất thời gian qua.

Để hạn chế đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến GPMB, huyện đã kiến nghị với UBND tỉnh và các cơ quan chức năng chỉ đạo việc đo đạc bản đồ để làm cơ sở dữ liệu địa chính, đảm bảo việc quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu địa chính trên địa bàn. Chỉ đạo nhà đầu tư điều chỉnh và cắm mốc giai đoạn 2 (cao tốc) dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình để có cơ sở bảo đảm quy hoạch tuyến đường. Xem xét cấp kinh phí năm 2018, số tiền 1,1 tỷ đồng để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ (còn thiếu) dự án khu tái định cư thị trấn Kỳ Sơn. Điều chỉnh, sửa đổi các cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh do còn nhiều điểm chưa cụ thể, rõ ràng và chưa đầy đủ căn cứ áp dụng; điều tra, khảo sát thực tế để xây dựng bộ đơn giá phù hợp và đầy đủ so với tình hình thực tế; tập huấn nâng cao nghiệp vụ tài nguyên, môi trường, giải phóng mặt bằng và nghiệp vụ giải quyết đơn, thư, khiếu nại cho cán bộ cấp huyện và xã.


L.C

Các tin khác


200 nông dân được tập huấn, phổ biến kỹ thuật trồng mía an toàn

(HBĐT) - Tại huyện Lạc Sơn, trong khuôn khổ Đề án phát triển thương mại nông thôn, Chương trình MTQG xây dựng NTM và Dự án xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp, Sở Công Thương vừa tổ chức 4 lớp tập huấn, phổ biến kỹ thuật với tổng số 200 nông dân trên địa bàn 2 xã Tân Mỹ, Yên Nghiệp.

Trao hơn 100 chiếc máy lọc nước cho nhân dân bị ảnh hưởng mưa lũ

(HBĐT) - Ngày 13/11, Hội CTĐ huyện Yên Thủy đã phối hợp với tổ chức Care Quốc tế tổ chức trao tặng máy lọc nước cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do bị ảnh hưởng đợt mưa lũ ngày 10 – 12/10 vừa qua.

Xã Đông Lai khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai

(HBĐT) - "Từ một xã không có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, đến nay, Đông Lai đã định hình được hướng phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng đất đai, lao động, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân”- Đồng chí Bùi Hải Châu, Chủ tịch UBND xã Đông Lai (Tân Lạc) khẳng định.

Lễ ra mắt Trung tâm Khoa học công nghệ Kỹ thuật - Giáo dục tỉnh Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày 14/11,  đã diễn ra lễ ra mắt Trung tâm khoa học công nghệ kỹ thuật - giáo dục tỉnh Hoà Bình. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo sở Khoa học và Công nghệ; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; đại diện lãnh đạo bệnh viện Nhi Trung ương.

Đánh giá hiệu quả dự án nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa đảm bảo ATTP tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Vừa qua, tại thành phố Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo sơ kết năm 2017 đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của dự án "Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, giai đoạn 2017 – 2019”. Dự án được triển khai tại 07 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang và Hòa Bình.

Quảng Nam gần một nghìn tàu cá mắc cạn do cửa biển bồi lấp

Đợt mưa bão kéo dài vừa qua, đã làm cho khu vực cửa biển Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam) bị bồi lấp nghiêm trọng. Hiện, có gần một nghìn tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Nam và các vùng lân cận bị mắc cạn, đành phải nằm bờ. Việc tàu thuyền không ra khơi đánh bắt đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của ngư dân sau bão lũ. Tuy nhiên, việc nạo vét luồng cho tàu thuyền ra vào cửa biển này còn nhiều bất cập. Hàng chục tỷ đồng đầu tư cho việc nạo vét hằng năm có nguy cơ "trôi ra” biển…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục