(HBĐT) - Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, từ 17h ngày 9/10 đến 17h ngày 11/10/2017, trên địa bàn huyện Lương Sơn có mưa vừa, mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được tại Trạm khí tượng thủy văn Lâm Sơn là 183mm, mực nước trên sông Bùi cao nhất ở thời điểm 15h ngày 10/10 là 2.445 cm, trên mức báo động 3 đã làm ngập toàn bộ các ngầm trên địa bàn huyện, nhất là các ngầm tràn dọc theo sông Bùi và gây ngập quốc lộ 6, khu vực Đông Dương. Mưa to, nước lũ dồn về 3 con sông lớn chảy qua địa bàn huyện, gồm sông Cầu Đường, sông Thanh Hà và đặc biệt là sông Bùi - một con sông nhỏ, ngắn và dốc, hàng năm thường có lũ lớn gây ngập lụt các địa bàn: Cao Răm, Tân Vinh, Nhuận Trạch, Trường Sơn, thị trấn Lương Sơn...
Sau
mưa lũ, cán bộ UBND huyện Lương Sơn đi khảo sát đường vào xóm Sòng (xã Thành
Lập) - khu vực bị nước lũ kéo sạt hoàn toàn trong các ngày 9 - 11/10/2017.
Nhằm
kiểm soát không để thiệt hại về người trong mưa lũ, ngay trong ngày 9/10, BCH
PCTT&TKCN huyện Lương Sơn đã chỉ đạo các xã, thị trấn có các điểm xung yếu
phải tuyên truyền, vận động người dân chủ động di dời đến nơi an toàn, bố trí
lực lượng trực 24/24h để chủ động phản ứng trong các tình huống xấu. Đồng chí
Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN&PTNT, Chánh văn phòng BCH PCTT&TKCN
huyện Lương Sơn nhấn mạnh: Trong các trường hợp thiên tai khẩn cấp, ưu tiên
hàng đầu là bảo toàn tính mạng người dân, tuyệt đối không được lơ là công tác
cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Quán triệt rõ phương châm chỉ đạo đó, trong 3 ngày
ứng phó với mưa lũ lịch sử, huyện đã khẩn cấp huy động lực lượng, phương tiện,
tập trung cao nhất cho công tác cứu hộ và tìm kiến cứu nạn.
Trong
tình huống cấp bách, huyện Lương Sơn đã tổng huy động các lực lượng đến từ Ban
CHQS huyện, Công an huyện, dân quân tự vệ, Công an xã, đặc biệt còn phối hợp
với cán bộ, chiến sỹ Trường Đặc nhiệm, Bộ Công an T45 Xuân Mai với tổng số gần
500 người cùng nhiều phương tiện để kịp thời triển khai công tác cứu hộ, cứu
nạn. Qua đó đã cứu hộ và di dời 767 người dân (tập trung chủ yếu tại thị trấn
Lương Sơn và xã Hòa Sơn) ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi tạm trú an toàn; kịp
thời hỗ trợ người dân di dời trên 1.000 con gia súc, gia cầm cùng nhiều tài sản
gia đình có giá trị.
Nhìn
lại 3 ngày căng thẳng ứng phó với mưa lũ lịch sử, đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó
Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng BCH PCTT&TKCN huyện Lương Sơn khẳng định:
Hậu quả sẽ nghiêm trọng không thể lường hết được nếu huyện không chủ động triển
khai các biện pháp ứng phó. Đặc biệt, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, công
tác cứu hộ và tìm kiếm cứu cạn đã được triển khai cấp bách, kịp thời, hiệu quả,
nhờ đó đã hoàn thành mục tiêu quan trọng hàng đầu là bảo toàn tính mạng người
dân trong các trường hợp thiên tai khẩn cấp.
Cũng
nhờ sự chủ động cao, ngay từ cuối tháng 9, đầu tháng 10/2017, UBND huyện Lương
Sơn đã đôn đốc các xã, thị trấn thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa mùa và hoa
màu vụ hè thu. Với phương châm "xanh nhà hơn già đồng”, nông dân đã cơ bản hoàn
thành thu hoạch trước khi mưa lũ ập đến. Nhờ đó, diện tích lúa bị ngập úng
khoảng 20 ha, hoa màu bị ngập úng gần 250 ha, thấp hơn nhiều so với diện tích
thiệt hại của các địa phương trong tỉnh. Theo BCH PCTT&TKCN huyện Lương Sơn,
thiệt hại do mưa bão gây ra trên địa bàn huyện chủ yếu về công trình, ước tính
khoảng 80,816 tỷ đồng. Hiện nay, huyện tích cực thực hiện công tác khắc phục
hậu quả. Trong đó, xác định ưu tiên tái đầu tư cấp bách đối với các xã vùng sâu,
xa, đặc biệt khó khăn và bước đầu hỗ trợ khắc phục đối với các công trình giao
thông, thủy lợi bị hư hỏng nặng để người dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục
sản xuất.
Thu Trang
(HBĐT) - Nằm trong quy hoạch vùng động lực kinh tế của tỉnh, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có hàng chục dự án đang được triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng (GPBM). Nhiều năm nay, huyện đã tập trung, thống nhất chỉ đạo thực hiện tốt GPMB, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề xuất, kiến nghị của công dân liên quan tới thu hồi đất, GPMB, giải quyết những phát sinh ngay tại cơ sở, góp phần ổn định, thúc đẩy KT-XH. Các dự án trên địa bàn không gặp phải những trở ngại lớn, chưa có dự án không thực hiện đầu tư được do không đền bù, GPMB, không có đơn thư, khiếu nại, tố cáo phức tạp xảy ra, chưa phải áp dụng cưỡng chế bảo vệ thi công khi thực hiện GPMB - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Văn Minh cho biết.
(HBĐT) - Trong đợt mưa lũ lịch sử từ ngày 09 đến 12/10/2017, huyện Đà Bắc đã bị thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản. Thống kê mưa lũ đã làm 06 người chết, 05 người mất tích, 09 người bị thương; sập hoàn toàn và cuốn trôi 51 nhà; sạt lở đất vào 325 nhà; 560 hộ dân sống ở vùng nguy hiểm cần di dời khẩn cấp; vùi lấp hàng trăm ha ruộng lúa, ngô, sắn, cây màu; cuốn trôi hàng trăm con gia súc, hàng ngàn con gia cầm và nhiều tài sản của nhân dân; hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, viễn thông, điện, trường học, trạm y tế, trụ sở, nhà văn hóa và các công trình công cộng khác bị sạt lở, vùi lấp, tàn phá và hư hỏng nặng nề.
(HBĐT) - Rợn người - hai từ để diễn tả cảm xúc khi chứng kiến hệ thống đường dây điện tự kéo ở nhiều xóm của xã Phú Lương (Lạc Sơn). Suốt nhiều năm qua, bà con xã nghèo này luôn mong mỏi sớm có đường dây điện đảm bảo được xây dựng để thoát khỏi cảnh "cõng” điện xa cả cây số.
(HBĐT) - Tháng 12/2016, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 36 về "Kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh Hòa Bình năm 2017”, trong đó đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, vốn vay Ngân hàng Thế giới” năm 2018 được triển khai trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng nhu cầu vốn sẽ là 76.485 triệu đồng bao gồm 68.836 triệu đồng vốn Ngân hàng Thế giới và 7.648 triệu đồng vốn đối ứng của tỉnh.
(HBĐT) - Tại huyện Lạc Sơn, trong khuôn khổ Đề án phát triển thương mại nông thôn, Chương trình MTQG xây dựng NTM và Dự án xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp, Sở Công Thương vừa tổ chức 4 lớp tập huấn, phổ biến kỹ thuật với tổng số 200 nông dân trên địa bàn 2 xã Tân Mỹ, Yên Nghiệp.