Bước chân vào Lữ đoàn 454 (Quân khu 3), ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là khuôn viên rất bắt mắt, màu xanh của cây, màu sắc rực rỡ của hoa lá tạo cho khung cảnh đơn vị đẹp tựa bức tranh khổng lồ.

Thấy chúng tôi không rời mắt khỏi vị trí trồng và trang trí hoa, Thượng tá Ngô Ngọc Huân, Phó chính ủy lữ đoàn "bật mí”: "Đây là thành quả của mô hình "Chung tay bảo vệ môi trường” do Đoàn cơ sở lữ đoàn phát động".

Quan sát kỹ chúng tôi thật ngỡ ngàng, bởi mỗi loại hoa ở đây đều được trồng trên một "tác phẩm nghệ thuật”, như chiếc thuyền, con chim, cây đàn ghi ta hay khẩu súng... Khi tìm hiểu, tôi càng khâm phục vì nguyên liệu để làm ra các "tác phẩm nghệ thuật” này được làm từ những phế liệu bỏ đi, như: Lốp xe máy, xe đạp hỏng, chai nhựa, vỏ lon bia, nước ngọt, quạt điện hỏng... Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, anh Huân dẫn chúng tôi đi "thực mục sở thị” ở các phân đội.

 

Đoàn viên Liên chi đoàn Tiểu đoàn 3 đưa rác tái chế về vị trí tập kết.

Đến Liên chi đoàn Tiểu đoàn 3-nơi đầu tiên có ý tưởng triển khai mô hình, chúng tôi thấy mỗi chi đoàn đều có hai thùng đựng rác, trong đó một thùng đựng rác tái chế, gồm chai nhựa, vỏ lon bia, nước ngọt, dép nhựa... Để thu gom phế liệu, Liên chi đoàn đã làm một nhà lợp tôn rộng khoảng 5m2chứa toàn bộ rác tái chế. Theo Thiếu tá Nguyễn Công Trường, Chính trị viên Tiểu đoàn 3: "Hưởng ứng mô hình "Chung tay bảo vệ môi trường” do Đoàn cơ sở lữ đoàn phát động, cuối năm 2016, Đảng ủy, chỉ huy tiểu đoàn chỉ đạo Liên chi đoàn triển khai mô hình và hiệu quả mang lại rất bất ngờ, thiết thực. Đầu tiên, qua việc làm ấy góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ, đoàn viên. Tiếp đến, từ nguồn phế liệu thu được, cán bộ, đoàn viên trong đơn vị đã chế tác ra mô hình học cụ, giỏ để trồng hoa, tạo cảnh quan đơn vị thêm khang trang, đẹp mắt. Ngoài ra, những phế liệu không sử dụng được thì đem bán, tạo thêm nguồn thu phục vụ hoạt động công tác đoàn”.

Trung sĩ Vũ Văn Duy, đoàn viên Chi đoàn Đại đội 7, Liên chi đoàn Tiểu đoàn 3, bộc bạch: "Từ khi triển khai mô hình, mỗi cán bộ, đoàn viên đều ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường; tích cực nhặt, thu gom, để rác đúng nơi quy định, từ đó tạo không gian sống trong sạch. Cũng nhờ mô hình này mà cảnh quan ngày càng khang trang và chúng tôi thêm yêu mến, gắn bó, tự hào mỗi khi có khách đến làm việc hoặc người nhà đến thăm đơn vị”. 

Tìm hiểu xuất phát từ đâu lại có ý tưởng đó, chúng tôi gặp "kiến trúc sư trưởng” của mô hình-Trung tá Vũ Xuân Tiên, Phó chủ nhiệm Chính trị lữ đoàn kiêm Bí thư Đoàn cơ sở. Anh cho biết: "Trước kia, rác thải các phân đội thường không để đúng nơi quy định. Một số phế liệu như lốp xe, vỏ chai... sau khi bộ đội dùng xong thường để lẫn với nhau thành từng đống, làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Sau khi khảo sát, tôi đề xuất ý tưởng và được Đoàn cơ sở ủng hộ, rồi báo cáo Đảng ủy, chỉ huy lữ đoàn để triển khai. Cán bộ, đoàn viên trong đơn vị đều nhiệt tình tham gia hưởng ứng. Hiệu quả từ mô hình là rất thiết thực, mỗi năm số tiền tiết kiệm đưa vào quỹ các chi đoàn được hàng chục triệu đồng, ngoài ra còn tạo cảnh quan đẹp, môi trường sống trong lành ở đơn vị”.

Đại tá Ngô Văn Bẩy, Chính ủy Lữ đoàn 454 cho rằng, mô hình "Chung tay bảo vệ môi trường” đã mang lại hiệu quả rất đáng ghi nhận, vì vậy tổ chức đoàn ở các cơ quan, đơn vị cần nghiên cứu, triển khai rộng rãi.

 

                                                                                 Theo báo QĐND

Các tin khác


Kiểm tra, đánh giá các điểm có nguy cơ sạt lở cao ở 2 xã Mường Tuổng, Suối Nánh huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Để đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa, vừa qua, đoàn công tác gồm Sở Nông nghiệp&PTNT, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính đã tổ chức đi kiểm tra, đánh giá về các vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét để lên phương án di dân tái định cư trên địa bàn 2 xã Suối Nánh, Mường Tuổng, huyện Đà Bắc. Tham gia cùng đoàn có lãnh đạo UBND huyện Đà Bắc và các phòng ban chuyên môn của huyện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh làm việc với Yên Thủy về dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 12B đi Quốc lộ 1

(HBĐT) - Sáng ngày 17/8, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn cùng đoàn công tác của tỉnh đã có buổi kiểm tra tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 12B đi Quốc lộ 1.

Khẩn trương ứng phó với mưa lũ do hoàn lưu bão số 4 gây ra

(HBĐT) - Thực hiện Công điện hỏa tốc số 1068/CĐ-TTg ngày 16/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 4 và mưa lũ. Để chủ động ứng phó với bão số 4 và hoàn lưu bão gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công điện khẩn số 16/CĐ-UBND, ngày 17/6/2018.

Đề phòng lũ quét và sạt lở đất

(HBĐT) - Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 04, Từ 19h/16/8 – 07h/17/8, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang có mưa to, đặc biệt lượng mưa đo được trong 12h trạm Mường Chiềng (Đà Bắc) là 137.0; Cao Sơn (Đà Bắc) là 51,2mm; Tân Pheo (Đà Bắc) là 60,8; Tân Lạc là 45,0; Trạm khí tượng Mai Châu là 76,0; Đồng Bảng (Mai Châu) là 78,0mm; Xuân Phong (Cao Phong) là 68,6mm; Dân Hạ (Kỳ Sơn) là 49,6mm; Trạm khí tượng Hòa Bình là 57,0mm.

Bão số 4 suy yếu, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 17/8 vùng tâm bão số 4 đi vào đất liền tỉnh Thanh Hóa và sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào.

Bão số 4 sẽ đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 16 giờ ngày 16/8, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, cách Nam Định 130km, cách Thanh Hóa 170km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100 km/giờ), giật cấp 12. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 110km tính từ tâm bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục