(HBĐT) - Hòa Bình là 1/21 tỉnh cam kết với Bộ NN&PTNT tham gia "Chương trình mở rộng quy mô nước sạch vệ sinh nông thôn (chương trình)” dựa trên kết quả đầu ra vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên việc triển khai chương trình có nhiều vướng mắc và đang rất chậm, đặc biệt là nguồn vốn, cơ chế thực hiện còn lúng túng.


Từ các chương trình, dự án giúp người dân trong tỉnh tiếp nhận nguồn nước hợp vệ sinh.ảnh: Xã Hang Kia, huyện Mai Châu được đầu tư bể nước phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt trên địa bàn.

 

Chương trình được triển khai tại tỉnh từ năm 2016 – 2020 chi làm 3 hợp phần, gồm: Hợp phần 1 là cấp nước nông thôn, kinh phí 9,6 triệu USD; hơp phần 2 cấp nước và vệ sinh cho các trường học, kinh phí 1,3 triệu USD; hợp phần 3 nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát đánh giá chương trình, kinh phí hơn 978.000 USD. Mỗi hợp phần chia thành các hợp phần nhỏ đan xen đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở chức năng là NN&PTNT, Y tế, GD-ĐT. Tổng nhu cầu vốn thực hiện chương trình 271,9 tỷ đồng, trong đó, vốn WB 249,2 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương 22,6 tỷ đồng. Do không có vốn triển khai nên tiến độ rất chậm. Đối với Sở NN&PTNT, từ năm 2017 đến nay đã tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật được 5 công trình, 2 nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và đang tiếp tục thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư cho các công trình còn lại. Tuy nhiên do chưa được bố trí vốn nên công trình chưa đủ điều kiện phê duyệt để thực hiện các bước tiếp theo. Trong 2 năm 2017, 2018, không có đấu nối để kiểm đếm theo kế hoạch được giao. Trong 3 năm (2016 - 2018) có 36 xã đăng ký vệ sinh toàn xã nhưng không có kinh phí, không được phép chuyển nguồn qua các năm, riêng năm 2018 được bố trí khoảng 300 triệu đồng, đạt 6% kế hoạch vốn, không có khả năng thực hiện bảo đảm danh sách xã vệ sinh toàn xã, không đạt các chỉ số phục vụ cho kiểm đếm và kiểm toán, không thể đạt được yêu cầu nhằm bảo đảm chỉ số đầu ra của chương trình. Đối với Sở GD&ĐT đã phối hợp lựa chọn 96 danh mục theo quy định của chương trình và tổ chức triển khai công tác tuyên truyền đến các trường học với kinh phí 26,1 tỷ đồng nhưng hiện chưa có kinh phí.

Sở NN&PTNT- cơ quan thường trực chương trình cho biết: Vướng mắc chủ yếu dẫn đến tiến độ triển khai chương trình rất chậm là do chưa được bố trí vốn nên chưa triển khai được các nội dung của chương trình. Theo cơ chế tài chính của chương trình đối với tiểu hợp phần (cấp nước cho cộng đồng dân cư), nguồn vốn của WB tài trợ 90% chi phí xây dựng công trình. Trong đó, 80% được ngân sách T.ư hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách tỉnh; 10% do UBND tỉnh vay lại từ Chính phủ theo các điều kiện quy định tại Nghị định số 78/2010/NĐ-CP, ngày 12/7/2010 của Chính phủ về cho vạy lại nguồn vốn vai nước ngoài của Chính phủ. UBND tỉnh bố trí 10% vốn đối ứng từ nguốn ngân sách địa phương, vốn huy động của dân và các nguồn vốn khác để xây dựng công trình. Tuy nhiên Bộ Tài chính thông báo mức dư nợ vay của tỉnh đã vượt quá hạn mức cho phép. Chương trình chưa ký được hợp đồng vay lại nên không rút được vốn để phân bổ cho tỉnh, không triển khai được. Chính vì vậy năm 2016 và năm 2017 nguồn vốn không được phân bổ, nên không có kinh phí để triển khai các hoạt động về sự nghiệp, các công trình đầu tư phát triển. Kinh phí phân bổ theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 3/7/2017 của UBND tỉnh thấp, kinh phí hoạt động sự nghiệp quá thấp, tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn phân bổ không dựa trên cơ sở phục vụ bảo đảm danh sách xã vệ sinh toàn xã nhằm bảo đảm chỉ số đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư theo cơ chế của chương trình. Năm 2018, nguồn vốn được phân bổ thấp so với kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, đặc biệt đối với ngành Giáo dục, ngành Y tế không đủ để thực hiện kế hoạch cho vệ sinh toàn xã. Nếu thời gian này mà hợp đồng vẫn chưa được ký kết thì thủ tục rút vốn cũng không thực hiện được và nếu hợp đồng được ký vào cuối quý III/2018, thủ tục rút vốn muộn, các sở không đủ thời gian để triển khai các thu tục đầu tư theo quy định hoặc triển khai nhưng không có khối lượng giải ngân. Mặt khác, do chờ đọi quá lâu, một số các trường nằm trong danh mục đã xin kinh phí triển khai các công trình bằng nguồn vốn khác. Nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình, cơ quan thường trực đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành hoàn thiện ký kết hợp đồng vay lại giữa UBND tỉnh với Bộ Tài chính để thực hiện rút vốn kế hoạch năm 2018; cân đối các nguồn lực tài chính bố trí vốn đối ứng của tỉnh cho phấn đầu tư phát triển theo kế hoạch từng năm của chương trình; các sở, ngành cử cán bộ phụ trách tham gia đầy đủ các đợt tập huấn triển khai chương trình theo yêu cầu của nhà tài trợ.

 

Lê Chung

 

Các tin khác


Đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác mỏ

(HBĐT) -Thời gian vừa qua, công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản, công tác quản lý kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nề nếp. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đã được chấn chỉnh. Công tác tuyên truyền pháp luật được nâng cao. Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác khoáng sản đã được chú trọng. Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động khoáng sản quan tâm nhiều hơn đến công tác kỹ thuật an toàn, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tình trạng sạt lở tầng, tuyến, moong khai thác, sập hầm, lò gây ô nhiễm môi trường, gây mất an toàn lao động (ATLĐ) vẫn diễn ra.

Chuyên gia Nhật bắt đầu xử lý nước các hồ ô nhiễm thải ra vịnh Hạ Long

Các chuyên gia Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm xử lý nước ở một loạt các hồ điều hòa đang ô nhiễm nặng của TP.Hạ Long bằng công nghệ hiện đại đã áp dụng thành công ở một số nơi.

Tăng cường tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Tính đến trung tuần tháng 8, trạm chăn nuôi và thú y các huyện, thành phố đã tiêm được 51.700 liều vắc xin tụ huyết trùng, tiên mao trùng trâu, bò, đạt 43,63%; 83.864 liều vắc xin phòng bệnh lở mồm, long móng cho trâu, bò, đạt 82,5%; tiêm 123.521 liều tả, phó thương hàn, lép tô trên đàn lợn, đạt 82,97%; gần 1, 4 triệu liều tụ huyết trùng, Newcastle, Gumboro, cúm trên đàn gia cầm, đạt 60%; 88.200 liều vắc xin dại trên đàn chó, đạt 91,55% so với kế hoạch năm.

Áp thấp nhiệt đới gây gió giật trên biển, Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 1 giờ ngày 23/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 23 độ Vĩ Bắc; 119,8 độ Kinh Đông, cách đảo Đài Loan khoảng 30km về phía Tây Nam.

Trung Bộ duy trì nắng nóng, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn mạnh nên ngày 22/8, nắng nóng diện rộng tiếp tục xảy ra ở các tỉnh ven biển Trung Bộ với nền nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Thực hiện Tháng cao điểm chỉ đạo phòng trừ dịch hại bảo vệ lúa vụ mùa năm 2018

(HBĐT) - Ngày 20/8, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật – Sở NN&PTNT đã ban hành Công văn số 238/TT&BVTV-BVTV về việc thực hiện Tháng cao điểm chỉ đạo phòng trừ dịch hại bảo vệ lúa vụ mùa năm 2018. Theo đó,  từ nay đến cuối tháng 9/2018 sẽ tăng cường công tác chỉ đạo phòng trừ dịch hại trên cây lúa để góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với sản xuất vụ mùa năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục