(HBĐT)-Ngày 30/8, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo về việc ứng phó với mưa lớn và lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.

Từ ngày 27/8/2018, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một đợt mưa lớn trên diện rộng, nhiều điểm cso mưa to đến rất to như: xã Quý Hòa (Lạc Sơn), xã Đồng Bảng (Mai Châu). Tại huyện Mai Châu đã có thiệt hại về người do sạt lở đất. Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp qua qua Bắc Bộ với vùng xoáy thấp phát triển từ tầng thấp đến 5000m; dự báo khu vực TP Hòa Bình, các huyện: Kỳ Sơn, Mai Châu, Đà Bắc, Cao Phong tiếp tục có mưa vừa, mưa to với lượng mưa từ 50-80mm, có nơi trên 100mm, nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất rất lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: Cấp 2.

Để chủ động phòng tránh các thiệt hại do mưa lũ gây ra, Chủ tịch UBND  tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, Chủ đầu tư xây dựng các công trình, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình khẩn trương triển khai một số nội dung sau:

- Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, lũ, lũ quét và sạt lở đất; thông tin kịp thời đến tận các thôn, bản để chính quyền, người dân biết, chủ động phòng tránh.

- Tổ chức kiểm tra, rà soát, xác định các khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến từng thôn, bản, hộ dân, công trình công cộng (nhất là trường học, cơ sở y tế), tuyến đường giao thông, khu sản xuất để chủ động di dời bảo đảm an toàn hoặc sẵn sàng phương án sơ tán khi có tình huống xảy ra, đặc biệt lưu ý những khu vực dân cư phải chịu lũ quét, sạt lở đất thời gian vừa qua.

- Tại các khu vực trọng điểm: Khu vực đồi ông Tượng phải triển khai ngay các biện pháp tránh sạt lở, di chuyển thiết bị, máy móc và con người ra khỏi các vị trí có nguy cơ sạt lở cao, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản. Khu vực tổ 26 - phường Đồng Tiến, tổ 4 - phường Thái Bình, tổ 4, 5 - phường Chăm Mát, TP Hòa Bình; khu vực xóm Máy Giấy - xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn cần tăng cường lực lượng ứng trực, cảnh giới, kiên quyết không cho người và phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực nguy hiểm; Tăng cường công tác cảnh giới, quan sát, kịp thời báo cáo tới cấp có thẩm quyền khi có tình huống bất lợi xảy ra.

- Tăng cường chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn triển khai việc cắm biển cảnh báo, tuần tra, canh gác, cảnh báo cho người dân tại các điểm xung yếu, bến đò ngang, ngầm tràn giao thông, các đoạn đường bị ngập sâu, nước chảy xiết khi có lũ; kiên quyết không cho các phương tiện, nhất là các xe chở khách đi qua các đoạn đường không đảm bảo an toàn.

- Triển khai phương án bảo đảm an toàn các hồ chứa nước; kiểm soát chặt chẽ việc xả lũ của các hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn hồ, đồng thời chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản ở hạ du các công trình.

- Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sắn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

- Đài PTTH tỉnh, Báo Hòa Bình, đặc biệt là hệ thống phát thanh, truyền tin ở các thôn, bản thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của mưa lũ; tăng cường thời lượng phát sóng truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động phòng tránh.

- Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết; thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo số điện thoại: 02183.852.309.

P.V (TH)

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Các tin khác


Hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh lùn sọc đen vụ mùa 2018

(HBĐT) - Hiện nay bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện trên diện tích lúa mùa với tỷ lệ bệnh phổ biến 1 – 3% số dảnh, cao 5 – 10% số dảnh, diện tích lúa nhiễm bệnh khoảng 10ha. Đáng chú ý, các mẫu lúa nghi ngờ được thu thập đều cho kết quả dương tính với bệnh lùn sọc đen. Mặt khác, rầy lứa 5 tiếp tục rộ, mật độ phổ biến 100 – 300 con/m2, cao 500 – 1.000 con/m2, cục bộ 3.000 con/m2, diện tích nhiễm 66,5ha, trong đó tỷ lệ rầy lưng trắng là côn trùng môi giới truyền bệnh lùn sọc đen chiếm trên 50%.

Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh triển khai kế hoạch thực hiện Chính quyền điện tử

(HBĐT) - Sáng 28/8, Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện chính quyền điện tử tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở TT&TT, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Sở KH&CN, Sở GD&ĐT.

Huyện Lạc Sơn khắc phục hậu quả thiên tai

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn huyện Lạc Sơn bị thiệt hại một số diện tích lúa và hoa màu, sạt lở đất, đá lăn, nguy cơ cao ảnh hưởng đến tính mạng và nhà ở của nhân dân. Hiện nay, các địa phương đang tập trung nhân lực, vật lực khắc phục hậu quả, ổn định đời sống.

Báo động tình trạng xây nhà cao tầng trên nền đất yếu, độ dốc cao

(HBĐT) -Hòa Bình là tỉnh miền núi, địa hình nhiều nơi không thuận lợi để xây dựng nhà ở kiên cố cao tầng, đặc biệt là những vùng có địa chất yếu. Thực tế vài năm qua, nhiều hộ gia đình đã thiệt hại nặng nề khi xây nhà nhiều tầng tại những khu vực nền đất yếu, độ dốc cao.

Nguy cơ cao lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng nay (28-8) trên khu vực tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình đã có mưa vừa đến mưa to. Cảnh báo trong những giờ tới lũ quét và sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra tại các địa phương này.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất trên khu vực tỉnh Hòa Bình

(HBĐT)-Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp qua Bắc Bộ với vùng xoáy thấp phát triển từ tầng thấp đến 5000m, nên từ đêm ngày 28/8 đến ngày 1/9, khu vực Tây Bắc có mưa vừa, mưa to. Đặc biệt lượng mưa đo được trong 8h qua trạm Yên Thủy là 29,6mm; Ba Khan (Mai Châu) 52,4mm; Bao La (Mai Châu) 29,6mm; Pù Bin (Mai Châu) 78,8mm; Nam Phong (Cao Phong) 50,4mm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục