Thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao nên xã Phú Lương (Lạc Sơn) rất khó hoàn thành tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới. ảnh: Chụp tại xóm Trám.
Đi theo con đường ngoằn ngoèo từ quốc lộ 12B rẽ phải chừng 20 km là đến xã Phú Lương. Địa hình của xã bao bọc bởi những dãy núi thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Xa trung tâm, đường giao thông khó khăn nên nhiều năm nay, bà con xã Phú Lương sống bằng nông nghiệp.
ông Bùi Văn Vót, Chủ tịch UBND xã Phú Lương cho biết: Chương trình xây dựng NTM của xã gặp nhiều trở ngại do nhận thức và nguồn vốn đối ứng hạn chế. Xã thiếu vốn nên việc đầu tư, phát triển các mục tiêu gặp nhiều khó khăn. Vốn đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng để xây dựng, hoàn thiện các công trình hạ tầng tại cơ sở. Một trong những khó khăn lớn nhất trong xây dựng NTM ở Phú Lương là tiêu chí thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và xây dựng nhà văn hóa. Xã có hơn 1.000 hộ với hơn 7.000 nhân khẩu chủ yếu sống bằng nông nghiệp nhưng diện tích trồng lúa chỉ hơn 200 ha và hơn 300 ha trồng rau, màu. Còn lại diện tích chủ yếu là đất rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Ngoài trồng trọt, mấy năm trở lại đây, nhân dân trong xã phát triển nghề nuôi lợn với quy mô nhỏ. Chỉ có khoảng 30 hộ nuôi 50 con lợn trở lên. Do giá cả bấp bênh nên ít hộ mặn mà với nghề. Đất ít, nông nghiệp phát triển nhỏ lẻ, manh mún nên thu nhập bình quân đầu người của xã đến nay mới đạt 18,5 triệu đồng/năm. Xã phấn đấu hết năm 2018 đạt mức 22 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn hơn 50% dân số.
Từ tiêu chí thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, kéo theo nhiều tiêu chí khó đạt như tiêu chí nhà văn hóa thôn xóm. Ngoài ngân sách Nhà nước hỗ trợ thì xây dựng nhà văn hóa phần lớn do nhân dân đóng góp. Xã có 21 thôn, xóm nhưng đến nay mới xây dựng được 2 nhà văn hóa. Tại xóm Ruộm, mỗi khẩu đóng góp 100.000 đồng. Sau thời gian vận động, tiền đóng góp chỉ đủ xây xong phần thô nhà văn hóa. Còn nội thất, trang thiết bị vẫn chưa có điều kiện mua sắm để đưa vào sử dụng.
Cũng theo ông Bùi Văn Vót để từng bước tháo gỡ khó khăn trong xây dựng NTM, Nghị quyết của Đảng bộ xã đề ra mục tiêu: Tập trung áp dụng khoa học, kỹ thuật, đưa giống lúa mới vào canh tác, phát triển trồng rừng lấy gỗ, chăn nuôi đại gia súc, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự nhất trí, đồng thuận cao của các cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân trong xã về xây dựng NTM, tăng cường các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Phát triển mạng lưới thương mại - dịch vụ, tạo điều kiện để hàng hoá lưu thông, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tăng cường quản lý Nhà nước về xây dựng cơ bản, quản lý tốt tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về địa phương như: dự án 135, dự án giảm nghèo bền vững, chương trình tầm nhìn thế giới. Tạo cơ chế chính sách phù hợp để thu hút đầu tư, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nhân dân. Tăng cường công tác thu ngân sách trên địa bàn và quản lý tốt nguồn thu, có kế hoạch, khuyến khích, động viên phát triển sản xuất, kinh doanh để tăng thu nhập ngân sách địa phương.
Việt Lâm
(HBĐT) - Sáng 12/9, huyện Cao Phong tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện với người dân trên địa bàn 2 xã Yên Lập, Yên Thượng về công tác quản lý TN&MT.
(HBĐT) - Đó là tinh thần chỉ đạo của ngành NN & PTNT tại văn bản số 256/TT & BVTV – BVTV ngày 10/9/2018 về việc hướng dẫn điều tra phát hiện rầy di trú.
(HBĐT) - Ngày 12/9, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện khẩn số 18/CĐ - UBND yêu cầu cấp bách triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 5. Nội dung công điện nêu rõ: