(HBĐT) - "Từ khi công trình ngầm Chiềng được hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 7 vừa qua, chúng tôi cũng như nhiều hộ dân sinh sống trên địa bàn rất vui mừng, phấn khởi. Vậy là từ giờ trở đi không còn hình ảnh những chiếc xe hàng nối đuôi nhau nằm chờ lũ rút, các cháu học sinh không phải nghỉ học khi ngầm bị ngập nước, đời sống dân sinh không bị đảo lộn” - ông Vì Văn Tình, xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) chia sẻ.


Qua tìm hiểu được biết, ngầm Chiềng nằm trên trục đường tỉnh 433, thuộc địa phận xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng được đầu tư, xây dựng và đưa vào hoạt động trước năm 2000. Ngầm Chiềng đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy phát triển KT-XH. Tuy nhiên, qua các đợt mưa lũ, nước lũ từ trên thượng nguồn đổ về kéo theo khối lượng đất, đá bồi đắp cống thoát nước dẫn đến tình trạng nước lũ tràn lên mặt ngầm. Do đó, các phương tiện không thể lưu thông qua ngầm vì nước lũ chảy xiết, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ, hàng hóa ùn tắc, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân sinh. Một số trường hợp người dân đi xe máy cố tình vượt ngầm đã bị nước lũ cuốn, rất may không xảy ra thương vong. Đặc biệt, đợt mưa lũ lịch sử năm 2017 khiến ngầm xuống cấp trầm trọng, nhiều hạng mục công trình bị hư hỏng. Do nước lũ tràn qua ngầm chảy ra khu vực đất sản xuất, 10 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Ngầm Chiềng, xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) được bàn giao đưa vào sử dụng vào cuối tháng 7 góp phần đảm bảo an toàn cho người dân, thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.

Ông Xa Văn Sát ở xóm Nà Mười cho biết: "Những năm trước đây, cuộc sống của gia đình tôi và một số hộ dân sinh sống tại khu vực đầu ngầm rất khó khăn, vất vả. Cứ mùa mưa bão là đời sống, sinh hoạt bị đảo lộn, không thể di chuyển qua ngầm để mua, bán hàng hóa. Bên cạnh đó, mưa lũ năm 2017 khiến gia đình mất trắng 2.000 m2 hoa màu. Việc xây dựng ngầm mới là hết sức cần thiết, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của người dân. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm sinh sống, phát triển kinh tế”.

Mường Chiềng là khu vực trung tâm của 7 xã vùng cao huyện Đà Bắc. Tính đến hết tháng 6/2019, toàn xã có 2.809 nhân khẩu, 650 hộ sinh sống tại 4 xóm. Xã có tỉnh lộ 433 chạy qua, chợ trung tâm cụm xã họp vào thứ năm và chủ nhật hàng tuần, thu hút đông đảo người dân trên địa bàn và các vùng lân cận đến giao thương, trao đổi hàng hóa. Theo thống kê, trên địa bàn hiện có gần 50 hộ phát triển dịch vụ - thương mại. Ngoài ra, xã có 8 cơ quan, 5 trường học đứng chân trên địa bàn. Chính vì vậy, ngầm Chiềng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống dân sinh, là tuyến đường huyết mạch thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương và các xã vùng lân cận.

Trước thực tế trên, Nhà nước đã phê duyệt dự án "Sửa chữa, cải tạo, khắc phục hậu quả lụt bão đảm bảo giao thông bước 2 ngầm suối Quán (km40 + 990) và ngầm Chiềng (km67 + 500), đường tỉnh 433” với tổng mức đầu tư 13,1 tỷ đồng. Theo đó, ngầm Chiềng có chiều dài 75,43 m, rộng 7,5 m. Nâng cấp, lắp đặt 10 khoang cống bản, khẩu độ thoát nước mỗi khoang L=3m, đáp ứng việc thoát lũ từ thượng nguồn đổ về. Bố trí 58 trụ tiêu, 6 biển báo, 2 cột thủy trí theo quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông qua ngầm.

Đồng chí Xa Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng cho biết: "Để phát huy hiệu quả công trình ngầm Chiềng, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã tuyên truyền, vận động người dân sinh sống tại khu vực thượng nguồn và xung quanh ngầm nâng cao ý thức trách nhiệm, dọn dẹp vệ sinh và thu gom rác thải. Tích cực trồng thêm cây xanh tại khu vực thượng nguồn để hạn chế tình trạng sạt lở, lũ ống, lũ quét. Qua đó đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản của nhân dân, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế. Đồng thời, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương".


Đức Anh


Các tin khác


Dự báo thời tiết 16/9, Hà Nội mưa rào giảm nhiệt

Từ nay đến 20/9, khu vực Hà Nội mưa rào rải rác và có nơi có dông, nền nhiệt độ cao nhất giảm dần và phổ biến từ 29-31 độ.

200 hội viên nông dân tham dự đối thoại chính sách về an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Ngày 13/9, Ban Xã hội, dân số và gia đình - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại chính sách về an toàn thực phẩm (ATTP) với sự tham dự của 200 hội viên nông dân ở các cơ sở Hội trên địa bàn TP Hòa Bình. 

Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cho trên 100 cán bộ, công chức

(HBĐT) - Sáng 12/9, Sở TN&MT tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cho trên 100 học viên là công chức Địa chính - Nông nghiệp - Môi trường cấp xã trên địa bàn tỉnh.   

Tăng cường sự phối hợp để thực hiện hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Hòa Bình khi chủ trì cuộc họp BCĐ ngày 12/9.

Công ty HNT Vina chú trọng công tác an toàn vệ sinh lao động

(HBĐT) - Hiện nay, Công ty TNHH HNT Vina, khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn) có 2.162 lao động đang làm việc. Sử dụng nguồn nhân lực lớn đồng nghĩa với việc công ty phải luôn chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), coi đây là nền tảng để xây dựng môi trường làm việc tốt và hướng tới những mục tiêu cao hơn, bền vững hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD).

Yêu cầu tẩy độc hiện trường vụ cháy và khẩn trương di dời Công ty Rạng Đông

Ngày 10-9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành Văn bản hỏa tốc số 3898/UBND-ĐT về việc tiếp tục thực hiện một số giải pháp khắc phục hậu quả vụ cháy tại Công ty cổ phần Bóng đèn, phích nước Rạng Đông, số 87-89 Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục