Trong báo cáo được công bố ngày 16-10, Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết, chất lượng không khí ở mức kém đã gây ra khoảng 400 nghìn trường hợp chết yểu tại châu Âu trong năm 2016, và đến nay số liệu này vẫn còn giá trị. Theo EEA, gần như tất cả người dân sống tại các thành phố của châu Âu đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người.
Khói sương bao phủ The Shard, tòa nhà cao
nhất Tây Âu, và nhà thờ Thánh Paul tại London, ngày 3-4-2014. (Ảnh: Reuters)
Báo cáo của EEA cho rằng, ô nhiễm không khí hiện là mối
đe dọa lớn nhất của môi trường đối với sức khỏe con người. Chuyên gia về chất
lượng không khí của EEA, ông González Ortiz cho biết, dù mức độ của các hạt có
hại trong các thành phố của châu Âu đang giảm nhưng chưa đủ nhanh. "Chúng ta
chưa đạt được tiêu chuẩn của EU và dĩ nhiên chúng ta vẫn cách xa các tiêu chuẩn
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)”, ông Ortiz cảnh báo.
Quy định của Liên hiệp châu Âu (EU) yêu cầu các nước
thành viên đánh giá mức độ của các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là tại khu vực
thành thị, và đưa ra hành động nếu có một số chất vượt giới hạn cho phép.
Tòa án Tối cao EU trong tháng 6 vừa qua đã ra phán quyết,
các thành phố cần hành động khi tình trạng ô nhiễm vượt mức cho phép dù chỉ tại
một địa điểm, thay vì đưa ra quyết định dựa trên mức trung bình trên toàn khu
vực. Ngoài ra, EU cũng đặt ra nhiều tiêu chuẩn chặt chẽ hơn để ứng phó với tình
trạng ô nhiễm dạng hạt.
Tháng 7-2019, Ủy ban châu Âu đã đưa vấn đề ô nhiễm không
khí ở Tây Ban Nha và Bulgaria ra Tòa án Công lý EU, đồng thời cảnh báo các nước
trong khu vực đang không thể bảo vệ người dân trước tình trạng ô nhiễm.
EU đã công bố giới hạn cho phép của từng chất gây ô
nhiễm, và trong năm 2017, 16 trong tổng số 28 nước thành viên EU đã ghi nhận ít
nhất một trường hợp có mức độ nitrogen dioxide, một loại khí độc trong phát
thải xe ô-tô, cao hơn mức bình quân hằng năm mà EU cho phép. Trong danh sách
các nước này có Pháp, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức và Anh. Một số nhà ga tại
thủ đô London đã ghi nhận có hơn 50 microgram nitrogen dioxide/m3 không khí,
nhiều hơn 10 microgram theo quy chuẩn của EU.
Thứ ba tuần này, Chính phủ Anh đã đề xuất một dự luật môi
trường mới, gồm những tiêu chuẩn mang tính ràng buộc về mặt pháp lý nhằm làm
giảm các hạt mịn trong không khí và buộc các hãng sản xuất xe hơi thu hồi sản
phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn phát thải các loại hạt ra môi trường.
Theo Nhandan.com.vn
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 15-10 đã cảnh báo về tác động tới cuộc sống và kinh tế lâu dài sau bão Habigis và chính phủ sẽ sử dụng quỹ dự trữ cho công tác tái thiết sau bão. Đây sẽ là lần đầu tiên chính phủ Nhật Bản phải huy động nguồn dự trữ cho công tác tái thiết sau thảm họa kép động đất và sóng thần hồi năm 2011.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (TTHC) năm 2019, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; công chức đầu mối kiểm soát TTHC nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp tốt với bộ phận có liên quan và Văn phòng UBND tỉnh để tổ chức thực hiện rà soát TTHC theo kế hoạch, đạt chất lượng, hiệu quả. Đưa công tác rà soát, đánh giá TTHC ngày càng đi vào nề nếp.
Thế giới ghi nhận chỉ có 2 trường hợp mắc bệnh về thần kinh hiếm gặp chưa được đặt tên; một người vừa qua đời ở Mỹ và gia đình cậu hiến xác cho y học, hy vọng giúp tìm ra thuốc chữa cho bệnh nhân còn lại – một cô bé người Hàn Quốc.
(HBĐT) - Cách đây chưa lâu, người dân xóm Bùi, xã Quy Mỹ (Tân Lạc) thường phải đi vòng qua nhánh đường xóm khác để ra được đường tỉnh nếu không muốn phải đi chân đất lội ruộng. Công trình đường tỉnh 436 đi xóm Bùi hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 12/2018 đã thỏa ước mơ của bà con về một con đường thuận tiện, dễ dàng, tạo cơ hội phát triển. Đường mới mở có kết cấu bê tông vững chắc, bề mặt rộng 3 m, chiều dài 600 m, tổng giá trị đầu tư 900 triệu đồng.
(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông quản lý toàn bộ rừng của 3 xã vùng cao của huyện Tân Lạc (Bắc Sơn, Nam Sơn, Ngổ Luông) và 4 xã vùng cao của huyện Lạc Sơn (Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do, Tân Mỹ). Nơi đây lưu giữ nguồn gen của nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, giữ và cung cấp nguồn nước tưới, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, duy trì độ che phủ rừng trên 86%.
(HBĐT) - Ngày 11/10, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh giai đoạn 2019-2020 tổ chức hội nghị triển khai quy chế và thảo luận phương pháp đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019.