(HBĐT) - Xác định giao thông là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc đã tập trung nguồn lực, sự đồng thuận của nhân dân để từng bước cải thiện hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần đổi thay diện mạo địa phương.
Thực hiện chủ trương xây dựng đường giao thông nông thôn đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, ông Bùi Văn Nạch (bên phải), xóm Quê Bái, xã Đông Lai (Tân Lạc) tự nguyện hiến hơn 100 m2 đất thổ cư và phá bỏ tường bao để mở rộng đường trục thôn.
Xóm Quê Bái, xã Đông Lai là một trong những khu dân cư làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn, với trên 60% đường nội thôn được cứng hóa. Tháng 10/2019, thực hiện phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới (NTM), trên tinh thần đồng thuận cao, 25 hộ dân trong xóm đã tự nguyện phá bỏ tường bao và hiến trên 1.000 m2 đất thổ cư, đất sản xuất mở rộng đường làng từ 3 m lên 7 m chiều rộng, dài 1,4 km, trị giá gần 1 tỷ đồng. Ông Bùi Văn Nạch, một trong những hộ tiên phong hiến hơn 100 m2 đất thổ cư và tường bao của gia đình chia sẻ: "Từ chủ trương và sự vận động của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, bà con trong xóm hiểu được giá trị của việc hiến đất, tài sản để mở rộng đường vì lợi ích lâu dài, người dân được hưởng trực tiếp. Trước đây, con đường vào nhà chỉ là đường đất rộng 2 - 3 m. Sau khi đã hiến đất và được công khai trước cuộc họp dân, chúng tôi mong muốn công trình đường giao thông trên diện tích đất hiến của 25 hộ dân sớm hoàn thành, mang đến niềm vui và thuận tiện đi lại cho nhân dân”. Sau khi hoàn thành đoạn đường này sẽ tăng tỷ lệ cứng hoá đường nội thôn của xóm lên hơn 75%.
Tại xã Thanh Hối, thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM, từ năm 2011 đến nay, nhân dân đã hiến đất hơn 6,2 ha để xây dựng đường xã, đường liên thôn, ngõ xóm và đường nội đồng. Nhờ đó, khoảng 70% đường giao thông của xã được cứng hoá, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại và đưa cơ giới hoá vào sản xuất. Thực tế cho thấy, nhận thức của người dân về vai trò quan trọng của giao thông nông thôn được nâng lên. Nhân dân ý thức được trách nhiệm của từng cá nhân, hộ gia đình, khu dân cư trong việc tham gia đóng góp để phát triển hạ tầng giao thông, trong đó, người dân là chủ thể hưởng lợi trực tiếp.
Theo số liệu thống kê, huyện Tân Lạc có hệ thống đường giao thông dài khoảng 1.149 km; trong đó, có 2 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn dài 39 km, 3 tuyến tỉnh lộ dài khoảng 40 km, 11 tuyến đường huyện, đường liên xã dài 102 km, 960 km đường giao thông nông thôn. Tổng số vốn đầu 10 năm qua là 630 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 30 tỷ đồng. Hiện, toàn huyện có 103,3 km đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện đã nhựa hoá hoặc bê tông hoá; trên 191 km đường trục thôn, bản, đường liên thôn được cứng hoá; 95,88 km đường ngõ, xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa; hơn 68 km đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hoá thuận tiện quanh năm.
Về công tác xây dựng, bảo trì giao thông nông thôn trong thời gian tới, đồng chí Đinh Duy Khải, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện cho biết: "Huyện tiếp tục thực hiện các mục tiêu cụ thể về phát triển giao thông nông thôn trong 2 giai đoạn 2021-2025 và 2025 – 2030 như: 82% xã đạt tiêu chí cứng hoá đường trục xã, liên xã; 72% xã đạt tiêu chí cứng hoá đường trục thôn, xóm... Trong đó, tập trung nâng cấp hệ thống đường giao thông kết nối giữa các xã với vùng động lực phát triển của huyện, giữa các xã, thôn, bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển KT-XH, văn hoá. Đảm bảo các phương tiện lưu thông an toàn, nhất là ô tô có thể đi lại quanh năm đến những vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Huy động tối đa nguồn lực gắn phát triển giao thông với Chương trình MTQG xây dựng NTM để tranh thủ sự đồng lòng của nhân dân. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra chất lượng thi công các công trình đảm bảo đúng tiến độ, quản lý tốt chất lượng công trình sau khi đưa vào sử dụng”.
Thanh Sơn
(HBĐT) - Những ngày này, người dân xóm Mỵ và xóm Ba Giang, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) vô cùng phấn khởi khi đi trên cây cầu treo mới. Không còn cảm giác lo sợ mỗi khi phải lưu thông trên cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng. Giờ đây, người dân đã yên tâm với diện mạo mới của "con đường độc đạo” này.
(HBĐT) - Để giảm thiểu những tác động hàng ngày của con người đến môi trường, nhiều mô hình bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã được triển khai. Trong đó, mô hình "thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón" được Hội Nông dân (HND) tỉnh điều tra, khảo sát thực địa, phối hợp với nông dân các địa phương xây dựng và áp dụng. Sau một thời gian thực hiện, mô hình mang lại những hiệu quả thiết thực, từng bước được nhân rộng tại các địa phương trong tỉnh.
(HBĐT) - Xã Tân Lập (Lạc Sơn) có 1.897 hộ, 8.608 nhân khẩu, sinh sống tại 13 xóm. Trong đó chỉ có khoảng 30% tổng số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên 300 hộ dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng vào mùa khô. Thực trạng này đã gây đảo lộn cuộc sống của người dân, ảnh hưởng lớn đến phát triển KT - XH trên địa bàn.
Mưa xuất hiện ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ. Trời rét, nền nhiệt Hà Nội về đêm dao động 15-18 độ.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm, trong nhiều ngày qua, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình không có mưa, ngày nắng, thời tiết hanh khô, hạn kéo dài dẫn đến nguy cơ cháy rừng rất cao.