(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 4.000 nhà vệ sinh trường học. Tuy nhiên, nhiều công trình vệ sinh do nhà trường và nhân dân tự xây từ lâu bằng gạch ba banh, vách che tạm, mái lợp fibro xi măng, thậm chí là xây tường lửng và không có mái… đều đã xuống cấp trầm trọng. Kết quả rà soát cho thấy, có 1.721 công trình nhà vệ sinh trường học trên toàn tỉnh cần đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhưng do thiếu vốn nên việc xây dựng, cải tạo, sửa chữa rất "ì ạch”.
Trường THCS Mỵ Hòa (Kim Bôi) huy động được các nguồn xã hội
hóa xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn.
Xây dựng nhà vệ sinh trường học
được xác định là việc làm hết sức cần thiết, cấp bách. Đây cũng là vấn đề nhận
được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ Chính phủ cho đến UBND tỉnh cũng như ngành
GD&ĐT. Riêng về nội dung này, tháng 7/2019, UBND tỉnh đã có Kế hoạch số
139/KH-UBND về "tổng thể đầu tư cải tạo, sửa chữa, xây mới nhà vệ sinh trường
học giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh”. Mục tiêu đề ra đến năm 2020, 100%
trường học có đủ nhà vệ sinh phù hợp với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững, phù hợp với chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông
thôn đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, góp phần thực hiện Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Sẽ có 1.721 công trình vệ sinh cần
được xây dựng, cải tạo, sửa chữa, xây mới; trong đó cải tạo, sửa chữa 680 công
trình, xây mới 1.041 công trình với tổng mức đầu tư dự kiến gần 328 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí đầu tư chủ yếu từ ngân sách các huyện, thành phố chiếm khoảng
hơn 88%, còn lại là ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa. Yêu cầu đề ra là các
nhà vệ sinh được thiết kế phù hợp với quy hoạch chung của các điểm trường, điểm
trường phụ, chi lẻ. Trừ trường mầm non thì nhà vệ sinh trường học phải bố trí
riêng biệt khu vệ sinh nam, nữ, có vách ngăn, lối ra vào độc lập. Số lượng
thiết bị vệ sinh phải đủ theo quy định; hệ thống kỹ thuật khu vệ sinh phải tuân
thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Và nhất là thiết kế nhà vệ sinh phải
đảm bảo cho trẻ khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế,
do kế hoạch của UBND tỉnh ban hành vào tháng 7/2019, việc phân bổ ngân sách đã
được thực hiện ngay từ đầu năm nên việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình
vệ sinh tại các địa phương gần như chưa thực hiện được.
Đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó
Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Sở GD&ĐT đang yêu cầu các đơn vị, trường
học rà soát thực trạng nhà vệ sinh trường học để từ đó xây dựng kế hoạch, lộ
trình sửa chữa, cải tạo, xây mới. Trong giai đoạn 2018 - 2019, thực hiện chương
trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn
Ngân hàng Thế giới (WB) đã xây mới, cải tạo 81 công trình (năm 2018: 11 công
trình, năm 2019: 70 công trình). Qua đó, góp phần từng bước nâng cao chất lượng
nhà vệ sinh trường học.
Thực tế có thể thấy, so với nhu
cầu xây dựng, cải tạo nhà vệ sinh trường học hiện nay trên toàn tỉnh, số công
trình đã triển khai được chiếm chưa đến 5%. Một số trường học khi đầu tư xây
dựng chỉ ưu tiên xây dựng phòng học, phòng chức năng… mà chưa quan tâm đến việc
xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch và hệ thống thoát nước theo đúng quy
chuẩn. Do đó, tình trạng thiếu nhà vệ sinh đạt chuẩn đang diễn ra tại nhiều
trường học trong tỉnh. Đây là vấn đề rất cần có sự điều chỉnh kịp thời.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng
của việc có nhà vệ sinh bảo đảm yêu cầu sẽ góp phần làm cho cảnh quan nhà
trường thêm sạch sẽ, giữ gìn sức khỏe cho học sinh, một số nhà trường dù điều
kiện kinh phí còn khó khăn nhưng đã cố gắng huy động các nguồn lực xã hội hóa
để cải tạo, nâng cấp nhà vệ sinh. Thực trạng nhà vệ sinh trường học trên địa
bàn tỉnh hiện nay cho thấy, cần phải nhận được sự quan tâm đầu tư hơn nữa của
chính quyền các cấp, cũng như sự chung tay xã hội hóa của các tổ chức xã hội,
phụ huynh để học sinh đến trường học tập có không gian thực sự xanh - sạch -
đẹp.
Dương Liễu
Theo PGS, TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, ngày hôm nay, 7-2, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương công bố đã thành công trong việc nuôi cấy và phân lập chủng mới của virus corona trong phòng thí nghiệm. Việc nuôi cấy thành công này sẽ tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV.
(HBĐT) - Tỉnh ta có đất quy hoạch cho lâm nghiệp 298.013,00 ha, chiếm 64% tổng diện tích tự nhiên, trong đó, diện tích đất có rừng 229.619,93 ha, đất chưa có rừng 68.393,07 ha. Tỷ lệ độ che phủ của rừng ổn định 51,5%. Từ nhận định: đi đôi với phát triển KT - XH sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp, gia tăng tiêu dùng các nông, lâm sản nói chung và mặt hàng gỗ nói riêng, tạo ra sức ép lớn vào rừng. Cùng với đó là biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường. Chính vì vậy, những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được coi trọng.
(HBĐT) - Ngày 5 /2, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc triển khai, thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 và công tác đảm bảo ATGT đường thủy nội địa trong mùa lễ hội trên khu vực hồ Hòa Bình. Cùng tham gia đoàn có đại diện một số sở, ngành của tỉnh và UBND các huyện Tân Lạc, Cao Phong, TP Hòa Bình.
(HBĐT) -Có điện, cuộc sống của người dân ở những làng quê hẻo lánh như bừng sáng, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, thúc đẩy sự phát triển của mỗi địa phương. Với ý nghĩa này, gác lại những tính toán về hiệu quả kinh doanh, năm 2015, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi cùng với ngành điện đã nỗ lực đầu tư để đưa dòng điện quốc gia về thắp sáng cho 23 hộ dân thuộc khu 7 (nay là khu 1), xóm Khả, xã Bắc Sơn.
(HBĐT) - Ngày 4/2, Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình tiến hành tổ chức phun khử trùng bằng thuốc Cloramin B các trường học trên địa bàn. Theo kế hoạch sẽ phun khử trùng trên 50 trường học từ cấp mầm non đến THPT.
Sáng 4-2, bệnh nhân Li Zíchao, một trong hai người Trung Quốc đầu tiên mắc nCoV điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã được cho xuất viện.