(HBĐT)-Đó là khuyến cáo của Sở NN&PTNT sau khi kiểm tra đồng ruộng trên diện tích trà chính vụ, trà muộn tại các huyện, thành phố. Kết quả cho thấy, nhiều ruộng lúa đang có hiện tượng vàng lá. Chi cục TT&BVTV đã nhanh chóng chỉ đạo các địa phương khuyến cáo nông dân tăng cường bám sát đồng ruộng, kiểm tra thường xuyên diện tích lúa để kịp thời phát hiện, xử lý các hiện tượng, dịch bệnh. 


Nông dân phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) bám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến dịch hại trên lúa.

Theo Chi cục TT&BVTV, qua kiểm tra đồng ruộng tại các huyện, thành phố, hiện, toàn tỉnh có 105 ha lúa có hiện tượng vàng lá sinh lý với mật độ phổ biến 1-5% số lá, cao 10-15% số lá, cục bộ 20-40% số lá. Dự báo trong 7 ngày tới, bệnh sẽ tiếp tục gây hại trên các trà lúa nếu không xử lý kịp thời.

Đồng chí Bùi Văn Hải, Trạm trưởng Trạm TT&BVTV huyện Kim Bôi cho biết: Đến thời điểm này, toàn huyện có 23 ha bị vàng lá sinh lý. Để khắc phục sớm tình trạng này, Trạm đã chỉ đạo các xã, thị trấn khuyến cáo nông dân tăng cường phối hợp với cán bộ chuyên môn địa phương, chủ động kiểm tra, phát hiện sớm các diện tích nhiễm bệnh để có hướng xử lý kịp thời. Với những ruộng nhiễm bệnh, huyện khuyến cáo nông dân rút bớt nước, bón bổ sung vôi bột, để khô 2-3 ngày rồi đưa nước trở lại, bổ sung thêm các loại phân bón, phân lân, kali ở thời điểm cần thiết.

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Hiện tượng vàng lá sinh lý bắt đầu xuất hiện tại một số địa phương trong tỉnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên nhân chính là do bộ rễ thiếu ô xy. Hiện tượng này thường xảy ra trên những ruộng ngập nước thường xuyên, không được làm cỏ sục bùn; do trong quá trình gieo cấy sử dụng các loại phân bón vô cơ, khiến đất ruộng bị chai cứng và yếm khí; ruộng thiếu chất mùn, vi sinh vật, không được phơi ải trước khi cấy, do hạn hán... Điều kiện yếm khí đã tạo ra các axit hữu cơ và khí độc trong đất, gây tác động xấu đến sự hô hấp của bộ rễ, rễ kém phát triển và khó hấp thu dinh dưỡng sẽ làm giảm năng suất, chất lượng của lúa khi thu hoạch. Vì vậy, Sở NN&TNT đã chỉ đạo các địa phương theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, khí hậu, đảm bảo dự tính, dự báo tình hình dịch hại sớm, giúp chủ động phòng trừ hiệu quả. Yêu cầu các địa phương chỉ đạo bà con nông dân tiến hành bổ sung phân chuồng hoai mục hay lân (có thể dùng loại phân lân phun qua lá), và phun phân bón lá vi lượng để tạo điều kiện cho đất thông thoáng, giúp bộ rễ phát triển.

Từ khi cây lúa bước vào giai đoạn phân hóa đòng cũng chính là bước vào giai đoạn khủng hoảng kali. Khi bộ rễ không hút được kali, cây sẽ huy động chúng từ bộ lá, bắt đầu từ các lá phía dưới. Vì vậy, các lá phía dưới thường vàng trước và vàng từ chóp lá xuống. Dựa trên tình hình thực tế, Chi cục TT&BVTV đã ban hành Công văn số 113, ngày 17/4/2020 về việc xử lý hiện tượng vàng lá sinh lý trên lúa vụ xuân 2020 gửi các huyện, thành phố. Theo đó, cùng với việc khuyến cáo nông dân các địa phương tích cực kiểm tra đồng ruộng, Chi cục yêu cầu cán bộ khuyến nông cần cấp thiết phổ biến, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ đã được hướng dẫn chi tiết tại Văn bản số 113/BVTV-TV. Đồng thời, lưu ý việc khẩn trương bón bổ sung kali theo quy trình khuyến cáo (khoảng 4-6kg/sào). Trong trường hợp bộ rễ kém phát triển có thể phun những loại phân kali qua lá, để tăng khả năng hấp thụ. Cần tập trung thực hiện tốt các biện pháp để xử lý kịp thời hiện tượng vàng lá sinh lý, để 10-20 ngày sau, những lá mới ra xanh bình thường, cây lúa vẫn giữ được bộ lá đòng để đảm bảo năng suất.


                             Thu Hằng

Các tin khác

Không có hình ảnh

Phương án phân luồng, đảm bảo giao thông mùa mưa lũ

(HBĐT) - Sở GTVT đã xây dựng Phương án phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn giao thông năm 2020. Theo đó, trong trường hợp xảy ra sự cố ách tắc giao thông trên quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 15, tùy vào vị trí ách tắc mà các phương tiện có thể lưu thông theo các phương án phân luồng như sau:

Tập trung phòng trừ sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô

(HBĐT) - Ngay từ đầu năm, cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Chi cục TT&BVTV, sự đồng hành, hỗ trợ của địa phương cũng như đội ngũ cán bộ cơ sở, nông dân trong tỉnh đã nâng cao nhận thức, chủ động các biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu (SKMT) gây hại trên cây ngô. Nhờ đó, tình trạng dịch bệnh sớm được kiểm soát, xử lý. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, cũng như sự xuất hiện các đối tượng, dịch bệnh, Chi cục TT&BVTV khuyến cáo bà con tuyệt đối không chủ quan trong việc theo dõi, phòng trừ dịch bệnh cho ngô vụ xuân.

Hội thảo về sử dụng máy thở MV20 của Metran trong quá trình điều trị

Chiều 23-4, tại Trường đại học Văn Lang TP Hồ Chí Minh diễn ra hội thảo chuyên môn trực tuyến về máy thở Eliciae MV20 (gọi tắt là MV20) của nhà sản xuất Metran ngay sau khi hai máy thở dòng mới nhất được vận chuyển từ Nhật Bản về đến TP Hồ Chí Minh.

Huyện Đà Bắc thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 5 tỷ đồng

(HBĐT)-Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đà Bắc, rạng sáng 23/4, trên địa bàn huyện đã xảy ra giông lốc, kèm theo mưa đá cục bộ tại một số xã, gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa mầu của nhân dân. Tính đến 16h cùng ngày, giông lốc làm tốc mái 129 nhà, gồm: xã Đồng Chum 60 nhà, xã Mường Chiềng 2 nhà, xã Đồng Ruộng 2 nhà, xã Đoàn Kết 65 nhà; mưa đá làm thủng mái 433 nhà lợp prôximăng gồm: Đồng Chum 202 nhà; Đoàn Kết 230 nhà; Trung Thành 1 nhà.

Hỗ trợ 49 triệu đồng xây dựng 7 mô hình trình diễn sử dụng phân bón hữu cơ

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Công nghệ Việt Nam, đã triển khai 8 lớp tập huấn chuyển giao KHKT trong toàn tỉnh với tổng số hơn 800 hội viên nông dân tham gia.

Phát hiện 4 loài dơi mới có họ với vật chủ nCoV

Nhóm nghiên cứu của Bruce Patterson ở Bảo tàng Field phát hiện ít nhất 4 loài dơi mũi lá châu Phi là họ hàng của dơi móng ngựa, nguồn phát tán nCoV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục