(HBĐT) - Xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy có địa hình tự nhiên phức tạp, bị chia cắt bởi mạng lưới sông, suối dày đặc; dân cư sinh sống rải rác, hình thành nhiều chòm nhỏ lẻ. Do đó, các trục đường giao thông nông thôn (GTNT) đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Mặt khác, tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM) được xác định là tiền đề để hoàn thành các tiêu chí còn lại. Cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân đã tận dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư, xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông. 


Cầu cứng Gạo Bạc, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa vào sử dụng vào tháng 6/2020. 

Giai đoạn 2011 - 2019, từ các chương trình, dự án hỗ trợ lồng ghép của Nhà nước, xã Hưng Thi đã sử dụng hiệu quả tổng nguồn vốn khoảng 36 tỷ đồng để tu sửa, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường GTNT. Trong đó, Nhân dân đóng góp gần 900 triệu đồng, hiến 6.500 m2 đất các loại. Cụ thể, trục đường giao thông liên thôn, xóm dài 14,3 km đã cứng hóa được 11,2 km, đạt 78,3%; trục đường ngõ, xóm dài 14,79 km đã cứng hóa 9,19 km, đạt 62,1%; đường trục chính nội đồng đã cứng hóa được 5,18 km, đạt 30,2%. 7 ngầm tràn được đầu tư xây dựng, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông trong mùa mưa bão. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn của Chính phủ, xã được cấp 28 tỷ đồng xây dựng 4 chiếc cầu treo dân sinh. 

Từ trụ sở UBND xã, chúng tôi chỉ mất khoảng 15 phút là có mặt tại khu vực trung tâm thôn Niếng. Trong khi đó, vào năm 2016, để đến thôn phải mất gần 1 giờ đồng hồ, vượt qua 8 con suối nhỏ cắt ngang đường và những đoạn đường lầy lội bùn, đất. Anh Bùi Văn Dư, Trưởng thôn Niếng phấn khởi chia sẻ: "Nhờ có đường giao thông, chi phí vận chuyển các mặt hàng nông sản, vật liệu xây dựng đều giảm, thu nhập của bà con được cải thiện đáng kể. Như cước phí của 1 chuyến xe tải vận chuyển keo có giá 1 triệu đồng, giảm 400.000 đồng so với những năm trước. Các mặt hàng vật liệu xây dựng chở bằng xe lam có giá 250.000 đồng/chuyến, những năm trước đây, giao thông khó khăn giá từ 400.000 - 500.000 đồng/chuyến”.

Qua tìm hiểu được biết, địa bàn xã bị chia cắt thành hai vùng rõ rệt. Trong đó, 5 xóm vùng ngoài nằm trên trục đường Hồ Chí Minh phát triển mạnh các ngành nghề kinh doanh dịch vụ thương mại. Các xóm vùng trong phát triển chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Theo thống kê, tại khu vực này có khoảng 1.000 ha đất lâm nghiệp trồng keo và PAM, 20 ha cây có múi, 5 ha rau màu các loại. Chính vì vậy, các tuyến đường giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết, vận chuyển lưu thông hàng hóa đến nơi tiêu thụ. 

Vấn đề đặt ra đối với địa phương hiện nay trong phát triển hạ tầng giao thông là chưa có đường "đúng nghĩa”, để thuận tiện vận chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ. Các tư thương thu mua nông sản của người dân vùng trong phải vượt qua các nhánh sông Bôi để vận chuyển hàng hóa, nông sản tới cơ sở chế biến trên đường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ, mực nước sâu, dòng nước chảy siết, nên mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều bị ngưng hoạt động.

Đồng chí Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Hưng Thi cho biết: "Hiện nay, xã đang đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện cầu cứng Gạo Bạc, nhằm nối liền khu vực trung tâm xã và đường Hồ Chí Minh. Đồng thời, mong muốn Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn để xây dựng thêm 1 cầu cứng vượt nhánh sông Bôi tại khu vực thôn Măng, Thơi. Như vậy, sẽ đảm bảo giao thông trên địa bàn thông suốt vào mùa mưa lũ. Ngoài ra, tiếp tục huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án lồng ghép, kêu gọi Nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công để tiếp tục cứng hóa các trục đường giao thông còn lại. Qua đó, góp phần tạo điều kiện cho người dân dễ dàng lưu thông, vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.



 Đức Anh


Các tin khác


Tiếp tục rà soát, đánh giá thứ tự ưu tiên đầu tư các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Đề nghị sớm bố trí kinh phí triển khai thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ (QL 12B, đoạn từ ngã ba Mãn Đức (Tân Lạc) đến QL 1A; tuyến đường 436 đến đường Hồ Chí Minh và QL 15, thuộc địa bàn huyện Mai Châu để thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt, lưu thông hàng hóa của Nhân dân. 

Thời tiết ngày 13/5: Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa dông, vùng núi đề phòng lũ quét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa tây nam lưỡi áp cao lục địa kết hợp với vùng hội tụ gió trên mực 1.500m nên ngày 13/5, khu vực Tây Bắc và Việt Bắc có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa từ 20-40mm/12 giờ, có nơi trên 50mm/12 giờ).

Ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, giông, lốc, sét

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 749/UBND-NNTN ngày 11/5/2020 về việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, giông lốc, sét, mưa đá. 

Nâng cao kỹ năng trong xử lý sự cố điện

(HBĐT) - Việc tổ chức diễn tập xử lý các tình huống giả định là giải pháp thiết thực Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai hàng năm, nhằm chủ động, nâng cao kỹ năng trong xử lý các sự cố điện, cũng như đảm bảo an toàn lao động, nhất là trong mùa mưa bão.

Xử phạt trường hợp gây cản trở việc sử dụng đất của người khác

(HBĐT) - Bà Bùi Thị Hương (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết trường hợp gây cản trở cho việc sử dụng đất (SDĐ) của người khác bị xử phạt như thế nào?

Cổng dịch vụ công quốc gia hỗ trợ dịch vụ công người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19

(HBĐT) - Cổng dịch vụ công quốc gia sau 6 tháng triển khai, từ 8 nhóm dịch vụ ban đầu đã tăng lên 389 dịch vụ công trực tuyến (160 cho công dân, 229 cho doanh nghiệp); cung cấp chức năng thanh toán trực truyến để người dân, doanh nghiệp nộp các nghĩa vụ tài chính liên quan, nhiều dịch vụ công được doanh nghiệp quan tâm thực hiện như thông báo hoạt động khuyến mại, cấp C/O, cấp điện, nộp thuế, phí, lệ phí, kê khai, nộp thuế điện tử, đề nghị gia hạn thuế...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục