(HBĐT) - Bình Hẻm là xã khó khăn của huyện Lạc Sơn, bắt tay vào công cuộc xây dựng NTM với xuất phát điểm KT-XH thấp. Cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng NTM; phân công, gắn trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã trực tiếp phụ trách từng xóm; đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, huy động sức dân trong đóng góp ngày công lao động, hiến đất để xây dựng các công trình phục vụ dân sinh như đường giao thông, trường học, nhà văn hóa xóm…
Công trình trường mầm non trung tâm xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) có tổng vốn đầu tư khoảng 8 tỷ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
Với sự cố gắng, nỗ lực của chính quyền và người dân, cùng phương châm "việc dễ làm trước, việc khó làm sau”, đến nay, xã Bình Hẻm cơ bản hoàn thành 11/19 tiêu chí NTM, 8 tiêu chí chưa hoàn thành, gồm: giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, văn hóa và môi trường. Năm 2020, xã có kế hoạch hoàn thành tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất.
Các tiêu chí chưa đạt đều cần đầu tư nhiều nguồn lực. Đơn cử, tiêu chí về giao thông, phần lớn địa hình là vùng đồi núi, dân cư sinh sống phân tán, không tập trung, đời sống bà con còn nhiều khó khăn, việc huy động Nhân dân đóng góp hạn chế. Tiêu chí số 5 về trường học, trên địa bàn xã có 3 nhà trường. Cơ sở vật chất trường, lớp học chưa đạt chuẩn, trang thiết bị thiếu, các trường chưa có phòng học đa năng, chưa có công trình phù trợ. Xã chưa có nhà văn hóa xã, chưa có xóm được công nhận đạt tiêu chuẩn làng văn hóa...
Trong số các tiêu chí chưa đạt, tiêu chí thu nhập được đánh giá là tiêu chí quan trọng, có vai trò thúc đẩy KT - XH địa phương. Là xã thuần nông nên Bình Hẻm xác định phát triển nông, lâm nghiệp vẫn là then chốt trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, từ đó tạo động lực xây dựng NTM. Những năm qua, từ nguồn vốn Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2, Chương trình 135, xã đã được hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, ưu tiên hộ nghèo, hộ cận nghèo được đầu tư hỗ trợ giống cây, con có hiệu quả kinh tế cao, hỗ trợ đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và thành lập các mô hình kinh tế.
Trên cơ sở đó, xã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chú trọng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật; vận động Nhân dân tập trung thâm canh, mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp… Năm 2019, thu nhập bình quân của xã đạt 23 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo trên 20%. Để tăng mức thu nhập, giúp người dân giảm nghèo bền vững, xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể để phấn đấu thực hiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khó khăn chính trong thực hiện tiêu chí thu nhập là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi của xã còn manh mún, nhỏ lẻ; sản phẩm chưa có đầu ra ổn định.
Đồng chí Bùi Văn Thân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Nút thắt” lớn nhất đối với xã là thực hiện các tiêu chí về thu nhập và hộ nghèo, nguyên nhân xuất phát từ điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Vì thế, những tiêu chí đường giao thông nông thôn, thu nhập bình quân của người dân, giảm hộ nghèo… là những khó khăn, thách thức. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với những tiêu chí khó đạt, thời gian tới, xã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
Cùng với tận dụng linh hoạt các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, ngành của tỉnh, huyện đầu tư thông qua các chương trình, dự án để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xã tiếp tục phát huy nguồn nội lực, sức mạnh đại đoàn kết trong Nhân dân để thực hiện các tiêu chí NTM theo kế hoạch đề ra. Tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân hạn chế vứt rác thải bừa bãi, khuyến khích mỗi hộ gia đình xây dựng một hố xử lý rác thải; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp để từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, tạo sự chuyển biến, nâng cao ý thức của người dân trong việc vệ sinh môi trường sống, thay đổi diện mạo vùng nông thôn.
Đinh Thắng
(HBĐT) -Thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân các cấp đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp tổ chức 55 lớp dạy nghề cho 1.899 hội viên nông dân. Đồng thời tổ chức tư vấn, giới thiệu cho 1.615 hội viên nông dân được học nghề có việc làm, thu nhập bình quân từ 3,5 - 6 triệu đồng/người/tháng.
(HBĐT) - Cùng với các tỉnh miền Bắc, trong nửa đầu tháng 6, tỉnh ta đã trải qua đợt nắng nóng diện rộng, liên tục. Đây là lần nắng nóng kỷ lục, dài nhất trong 27 năm qua.
(HBĐT) - Theo Sở Công Thương tình hình cung cấp điện trong 6 tháng đầu năm 2020 cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh của các tổ chức, đơn vị và Nhân dân.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hôm nay, 24-6, ở Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt phổ biến 37-40 độ C, có nơi hơn 40 độ C. Đợt nắng nóng ở Bắc Bộ, Hà Nội và Trung Bộ khả năng kéo dài đến đầu tháng 7.
(HBĐT) - Sáng 23/6, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương) tổ chức bàn giao đưa vào sử dụng Dự án mô hình chiếu sáng công cộng sử dụng đèn led Dimming 5 cấp công suất trên tuyến đường từ chi Chiềng, trường tiểu học xã Tân Lập (Lạc Sơn) đến Nhà văn hóa xã. Dự buổi bàn giao có lãnh đạo Sở Công Thương, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện và UBND xã Tân Lập.
(HBĐT) - Những năm qua, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã có nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, vận động hội viên nâng cao ý thức, tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng NTM.